23 xem thêm Tiểu mục 4, Mục 6 Luật phòng, chống tham nhũng
5.1.2. Một số lĩnh vực hợp tác chủ yếu của cộng đồng quốc tế
a. Dân cư trong công pháp quốc tế
- Dân cư: Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tịch, dân cư của một quốc gia được chia thành các nhóm người sau:
Cơng dân của quốc gia đó: Đây là nhóm người có quốc tịch của quốc gia và họ chiếm
đại đa số trong dân cư của quốc gia.
Người nước ngồi: Đây là những người khơng có quốc tịch của quốc gia mà họ đang
cư trú. Đưa trên yếu tố quốc tịch, người nước ngồi có thể chia thành ba nhóm: Người nước ngồi có một quốc tịch; Người nước ngồi có nhiều quốc tịch; Người khơng quốc tịch.
- Các căn cứ hưởng quốc tịch
Nhìn chung, pháp luật về quốc tịch của các quốc gia thường quy định những cách thức hưởng quốc tịch như sau: Do được sinh ra; Do sự gia nhập quốc tịch; Do được phục hồi quốc tịch; Do sự trở lại quốc tịch; Do được thưởng quốc tịch.
- Các căn cứ chấm dứt quốc tịch
Mặc dù mối quan hệ quốc tịch mang tính ổn định và bền vững nhưng nó cũng có thể chấm dứt trong những trường hợp nhất định. Nhìn chung, pháp luật về quốc tịch của các quốc gia thường quy định các căn cứ chấm dứt quốc tịch phổ biến như sau: Do xin thôi quốc tịch; Bị tước quốc tịch; Đương nhiên mất quốc tịch.
- Người hai quốc tịch và khơng quốc tịch
Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc là công dân của cả hai
quốc gia. Hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch phát sinh chủ yếu là do có sự xung đột pháp luật giữa các quốc gia về cách thức hưởng và mất quốc tịch.
Cộng đồng quốc tế đã kí kết các điều ước quốc tế song phương, hoặc đa phương để giải quyết hoặc hạn chế những trường hợp hai quốc tịch, như Công ước Lahye năm 1930 về xung đột luật quốc tịch, Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957…
Khơng quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người khơng có quốc tịch của một quốc
gia nào. Hiện tượng không quốc tịch phát sinh chủ yếu là do xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch: Do mất quốc tịch cũ, nhưng chưa có quốc tịch mới.Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ của các quốc gia áp dụng nguyên tắc quyền huyết thống để xác định quốc tịch cho trẻ em nhưng cha mẹ là người khơng có quốc tịch.
- Bảo hộ công dân
Bảo hộ công dân được biểu hiện là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của cơng dân nước mình ở nước ngồi, khi các quyền và lợi ích của họ bị xâm hại (bảo vệ cơng dân theo nghĩa hẹp hay cịn gọi là bảo hộ lãnh sự).Mọi quốc gia đều có thẩm quyền bảo hộ cơng dân của mình. Quốc gia trao thẩm quyền này cho các cơ quan nhà nước của mình. Các cơ quan này được chia thành hai loại: Các cơ quan trong nước; Các cơ quan ở nước ngoài.
b. Lãnh thổ và biên giới quốc gia
- Lãnh thổ.Theo luật quốc tế, lãnh thổ có thể phân chia thành ba loại như sau:
Lãnh thổ quốc gia là toàn bộ vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lịng đất hồn tồn
thuộc chủ quyền của một quốc gia.
Lãnh thổ quốc tế là tồn bộ các vùng lãnh thổ khơng thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia
nào như biển quốc tế, Nam Cực, vùng trời quốc tế, khoảng không vũ trụ.
Lãnh thổ có quy chế pháp lý hỗn hợp là những vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền quốc
gia nhưng cũng không phải là lãnh thổ quốc tế, như vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Các bộ phận lãnh thổ quốc gia và tính chất chủ quyền quốc gia trên từng vùng lãnh thổ:
Vùng đất: Vùng đất bao gồm đất lục địa, các đảo, quần đảo gần bờ và xa bờ. Vùng đất là
bộ phận lãnh thổ quan trọng nhất. Vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
Vùng nước: Vùng nước bao gồm: Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước
nội thuỷ và vùng nước lãnh hải.
Vùng trời: Vùng trời của quốc gia bao gồm tồn bộ khoảng khơng gian bao trùm lên vùng
đất, vùng nước của quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hồn tồn, tuyệt đối đối với vùng trời của mình.
Vùng lịng đất: Lịng đất là tồn bộ vùng nằm dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia.
- Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện trên hai phương diện: Phương diện quyền lực và quyền sở hữu của quốc gia. Quyền lực của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được thực hiện một cách thống nhất qua các hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Biên giới quốc gia là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó xác định giới hạn
lãnh thổ quốc gia. Biên giới quốc gia bao gồm các yếu tố và nội dung sau:
Biên giới trên bộ, bao gồm đường biên giới trên đất liền, trên hồ, trên sông.
Biên giới trên biển, được xác định tùy theo trường hợp theo Công ước Luật biển 1982
Biên giới vùng trời, là mặt thẳng đứng dựa trên biên giới quốc gia trên bộ và biên giới
quốc gia trên biển kéo dài lên phía trên.
Biên giới lịng đất, là mặt thẳng đứng, kéo dài từ biên giới quốc gia trên bộ và biên
giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
- Các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia
Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
Nội thuỷ là vùng nước phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáo với bờ biển.
Lãnh hải là vùng nước biển nằm phía ngồi và tiếp liền nội thuỷ có chiều rộng tối đa là 12 hải lý tính từ đường cơ sở.
Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia
Vùng tiếp giáp lãnh hải là một vùng biển tiếp liền với lãnh hải có chiều rộng khơng q 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển nằm phía ngồi lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng khơng q 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế như vậy bao gồm trong nó vùng tiếp giáp lãnh hải.
Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngồi lãnh hải của quốc gia đó, trên tồn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngồi của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngồi của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
c. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Biển quốc tế
Là một ngành của luật quốc tế, Luật Biển hình thành và phát triển dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung như ngun tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế; khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ; các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác dân tộc tự quyết; và tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, Luật Biển cung có những nguyên tắc đặc trưng riêng như:
- Thứ nhất, nguyên tắc tự do biển cả.
Theo tinh thần của Điều 86 mục 1 phần VII Công ước Luật Biển 1982, biển cả là tất cả các vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.Biển cả tồn tại khách quan cùng với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển. Do không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia nào nên quy chế pháp lý của biển cả là quy chế tự do, thể hiện hai khía cạnh:
Hai là, khơng có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia có vị trí và hồn cảnh địa lý khác nhau khi tham gia sử dụng và khai thác biển cả.
Trong Công ước Luật Biển 1982, nguyên tắc tự do biển cả được cụ thể hóa thành các quyền tự do cơ bản, là cơ sở để hình thành quy chế pháp lý của biển cả và Vùng. Quyền tự do này đặc biệt bao gồm: Tự do hàng hải; Tự do hàng không; Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm;Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép; Tự do đánh bắt hải sản; Tự do nghiên cứu khoa học.
Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện quyền tự do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quan đến hoạt động trong Vùng (Điều 87 Công ước Luật Biển 1982).
- Thứ hai, nguyên tắc đất thống trị biển.
Nguyên tắc “đất thống trị biển” là sự hiện diện cụ thể của thuyết Mere Clausum. Đây là nguyên tắc của Luật Tập quán, hình thành từ thực tiễn xét xử của Tịa án Cơng lý quốc tế. Trong phán quyết lịch sử của Tòa về phân định Thềm lục địa Biển Bắc ngày 20/2/1969, Tòa đã khẳng định: Thềm lục địa của bất kỳ quốc gia nào cũng phải là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của nó và khơng được cản trở sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của nước khác.
Theo nguyên tắc, việc mở rộng chủ quyền quốc gia ra biển không thể tách rời yếu tố chủ quyền lãnh thổ. Yếu tố lãnh thổ theo ghi nhận của nguyên tắc này là lãnh thổ đất (bao gồm cả đảo tự nhiên và quần đảo). Nguyên tắc “đất thống trị biển” có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia ven biển nhất là các quốc gia đang phát triển. Nó là cơ sở để khẳng định chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên biển, góp phần giải quyết cơng bằng và hiệu quả tranh chấp trên biển giữa các quốc gia.
- Thứ ba, nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục đích hịa bình
Biển cả là vùng biển chung của cộng đồng quốc tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Việc sử dụng biển cả đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nhân loại, ngược lại, sử dụng biển cả một cách tiêu cực sẽ đe dọa tới hịa bình và an ninh quốc tế. Vì vậy, quy chế pháp lý của biển cả phải được xây dựng đảm bảo vùng biển này chỉ được sử dụng vì các mục đích hịa bình.
Ngun tắc sử dụng biển cả vì mục đích hịa bình đã được ghi nhận trong Cơng ước Luật Biển 1982. Điều 88 Công ước quy định: “Biển cả được sử dụng vào các mục đích hịa bình”.
- Thứ tư, nguyên tắc vùng và tài nguyên thuộc vùng là di sản chung của nhân loại. Khái niệm di sản chung của lồi người được chính thức hình thành qua Nghị quyết 2749 ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc và sau đó đã được thể hiện và cụ thể hóa trong các quy định của Cơng ước Luật Biển 1982. Khái niệm này đã xác định khối tài sản không thể phân chia, thuộc quyền sở hữu của cộng đồng quốc tế, thay mặt cho tất cả quốc gia.
Theo Điều 136 Công ước Luật Biển 1982, vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người. Quy định này loại bỏ sự độc quyền chiếm đoạt đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào trên vùng. Nguyên tắc này và nguyên tắc tự do biển cả là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và đảm bảo thực thi chế độ pháp lý đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của vùng. Trong cách xử sự chung liên quan đến vùng, các quốc gia tuân theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, các nguyên tắc được nêu trong Hiên chương Liên hợp quốc và các quy tắc
khác của pháp luật quốc tế, với sự quan tâm giữ gìn hịa bình, an ninh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau (Điều 138 Công ước Luật Biển 1982).
- Thứ năm, nguyên tắc bảo vệ và khai thác hợp lý các sinh vật sống trên biển.
Nội dung của nguyên tắc này bao hàm việc các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ các sinh vật sống trên biển. Trong trường hợp tiến hành khai thác, việc khai thác sinh vật sống này phải được tiến hành một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững. Liên quan đến nội dung của nguyên tắc này, Công ước Luật Biển 1982 đã xây dựng những quy định cơ bản về việc bảo tồn nguồn sinh vật sống trên biển (Phần 7 Mục 2 từ Điều 116 đến Điều 120 Công ước quy định về việc bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của biển cả).
- Thứ sáu, nguyên tắc bảo vệ môi trường biển.
Thế kỷ XX là thế kỷ nhân loại đạt được những bước tiến lớn trong phát triển khoa học – kỹ thuật. Nhưng cùng với quá trình phát triển kinh tế khu vực và tồn cầu, mơi trường nói chung và mơi trường biển nói riên đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động khai thác của con người. Nếu khơng có những biện pháp khắc phục kịp thờ, một khi sự cân bằng sinh thái của biển bị phá vỡ, biển sẽ có những tác động xấu trở lại tới cuộc sống con người.
Nhận thức được điều này, vấn đề bảo vệ môi trường biển được các quốc gia quan tâm. Nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đã được ra đời như: Công ước London 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu và các chất thải khác; Công ước 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các chất thải do tàu; Công ước Brukxen 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm dầu do các vụ tai nạn trên biển cả; Công ước Luật Biển 1982… Những công ước này đã tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ mơi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm trên biển.