Văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 44 - 45)

4 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số

2.2.3. Văn bản quy phạm pháp luật

a. Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật - Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

Để có thể tổ chức và vận hành đời sống xã hội, con người cũng như các tổ chức xã hội tất yếu phải có trao đổi thơng tin với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, giao lưu tình cảm, văn hóa, phối hợp hoạt động. Các hình thức trao đổi thơng tin xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Trình độ khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì các hình thức trao đổi thơng tin ngày càng nhiều. Trong đó hình thức thơng tin bằng văn bản được coi là hình thức cơ bản nhất, phổ biến nhất.

Văn bản là một hình thức ghi lại, truyền đạt thơng tin từ chủ thể này đến chủ thể khác thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, ký hiệu nhất định. Trong quá trình thực hiện quản lý xã hội, nhà nước tất yếu phải ban hành những văn bản nhằm truyền đạt thông tin quản lý đến nhân dân hoặc giữa các cơ quan quản lý với nhau. Những văn bản đó gọi chung là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Một trong những văn bản quản lý của nhà nước là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định5.

- Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật khác với các loại văn bản khác bởi các đặc điểm sau: Thứ nhất: Văn bản quy phạm pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết. Đặc điểm này giúp chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật có điều kiện để trình bày một cách đầy đủ, mạch lạc, tồn bộ ý chí của mình về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước; giúp đối tượng thi hành biết được để thực hiện đồng thời tạo ra sự tiện lợi cho việc chuyển tải, tiếp cận, khai thác, lưu trữ thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý của nhà nước.

Thứ hai: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

nhất định ban hành. Chỉ những chủ thể là cơ quan nhà nước hay các tổ chức được cơ quan nhà

nước phối hợp trong những hoạt động quản lý nhà nước nhất định đã được pháp luật quy định về quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì mới được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu văn bản được ban hành bởi một chủ thể nào đó mà pháp luật khơng quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản đó khơng có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, chủ thể ban hành văn bản và tất cả các đối tượng liên quan khơng được lấy văn bản đó làm cơ sở pháp lý cho bất kì hoạt động nào.

Thứ ba: Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính chất bắt

buộc chung, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống với những trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra. Nhờ có đặc điểm này mà văn bản quy phạm pháp luật chỉ dẫn cho con

người cách xử sự trong những hồn cảnh, điều kiện nhất định; họ có thể làm gì, khơng thể làm gì hoặc họ làm gì, làm như thế nào. Các văn bản do nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng khơng có đặc điểm này thì khơng được coi là văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư: Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức và thủ tục do pháp

luật quy định. Nhìn chung, mọi văn bản quản lý hành chính của nhà nước đều có đặc điểm này

nhưng mức độ nghiêm ngặt thường không cao như văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật cũng quy định rõ về hình thức, trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hình thức của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi

của văn bản và thể thức của văn bản. Trong đó: Tên gọi giúp phân biệt các văn bản pháp

luật cùng hệ thống và xác định thứ bậc hiệu lực pháp lý. Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh… Thể thức quy định cách thức trình bày văn bản theo kết cấu phù hợp với nội dung. Pháp luật cũng quy định về hình thức của các văn bản quy phạm pháp luật và đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định đó khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)