ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 72)

7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Điều 61, Luật Giáo dục đại học, năm 2012.

ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHƯƠNG

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 4

giới thiệu một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Những ngành luật được lựa chọn, giới thiệu là những ngành luật cơ bản nhất, có giá trị pháp lý cao, được sử dụng thường xuyên trong cuọc sống, bao gồm các nội dung như Luật Hiến pháp, pháp luật Dân sự và Tố tụng dân sự, pháp luật Hình sự và tố tụng hình sự, Luật Phịng, chống tham nhũng, Luật Lao động.

Mục đích của chương: Về kiến thức, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản

nhất về hệ thống pháp luật, nội dung và những chế định cơ bản trong các ngành luật đã nêu trên. Về kỹ năng, giúp sinh viên hình thành kỹ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng trong đời sống pháp luật, đặc biệt là thực trạng tham nhũng, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đang diễn ra quyết liệt ở Việt Nam hiện nay; bước đầu vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống, hình thành lối sống theo pháp luật.

4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định. Như đã trình bày trong chương 2, cấu thành hệ thống pháp luật bao gồm ba yếu tố: Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.

Hệ thống pháp luật Việt Nam được cấu thành bởi nhiều ngành luật (bộ luật, luật). Số lượng các bộ luật không ngừng tăng lên, các bộ luật thường xuyên được bổ sung, thay thế, sửa chữa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Có thể nêu ra những ngành luật cơ bản của Việt Nam hiện nay như sau:

Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước) là một ngành luật cơ bản, bao gồm tổng thể các quy

phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản có liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước: chế độ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Luật hành chính bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Luật tài chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong lĩnh vực hoạt động tài chính của Nhà nước (như lập, phê chuẩn, sử dụng ngân sách nhà nước) nhằm hình thành, phân phối và sử dụng những nguồn vốn tiền tệ.

Luật đất đai là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)