Kiểu và hình thức của pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 34 - 36)

a. Kiểu pháp luật

Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Trong lịch sử đã tồn tại bốn kiểu pháp luật tương ứng với bốn kiểu nhà nước trong bốn hình thái kinh tế - xã hội có phân chia giai cấp: Kiểu pháp luật chủ nô; kiểu pháp luật phong kiến; kiểu pháp luật tư sản; kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Các kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản là các kiểu pháp luật bóc lột còn pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật kiểu mới vì vậy giữa chúng có sự khác biệt căn bản về chất:

Các kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản hay kiểu pháp luật các kiểu pháp luật được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; chúng thể hiện ý chí của giai cấp bóc lột trong xã hội; có mục đích là củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, bảo đảm về pháp lý sự áp bức bóc lột của giai cấp bóc lột đối với nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất; thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, lực lượng chiếm đa số dân cư trong xã hội; có mục đích là thủ tiêu mọi hình thức áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội mới, mọi người đều ấm no, hạnh phúc bình đẳng và tự do.

b. Hình thức pháp luật

Hình thức pháp luật là tồn bộ những cách thức tồn tại thực tế của pháp luật.

Căn cứ đặc điểm của các cách thức tồn tại của pháp luật trên thực tế người ta phân biệt thành hình thức cấu trúc (cịn gọi là hình thức bên trong) và hình thức bên ngồi (cịn gọi là nguồn của pháp luật). Hình thức cấu trúc của pháp luật bao gồm các nguyên tắc chung của pháp

luật, hệ thống pháp luật và quy phạm pháp luật. Hình thức bên ngồi của pháp luật gồm tập

quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Dưới đây sẽ trình bày khái quát về hình thức bên ngồi của pháp luật cịn hình thức bên trong của pháp luật sẽ trình bày trong những phần tiếp theo.

- Tập quán pháp

Tập quán pháp là hình thức pháp luật mà nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành những quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Về nguồn gốc hình thành, đây là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất khơng được ghi thành văn bản (gọi là pháp luật bất thành văn) và được sử dụng nhiều trong các nhà nước nô lệ và nhà nước phong kiến. Trong nhà nước tư sản, hình thức này vẫn được sử dụng, nhiều nhất là ở các nước có chính thể qn chủ lập hiến. Hiện nay, phạm vi ảnh hưởng của hình thức này bị thu hẹp hơn trước nhiều, chỉ được coi là hình thức pháp luật thứ yếu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Một đặc điểm nữa của tập qn pháp là nó được hình thành một cách tự phát, chậm thay đổi và thường có tính cục bộ.

Vấn đề mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán, áp dụng tập quán khi đã có văn bản quy phạm pháp luật… là nội dung khá phức tạp vì vậy khi giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ này nó địi hỏi các chủ thể khơng những phải giữ đúng nguyên tắc của pháp luật mà cịn cả sự khơn ngoan, khéo léo vận dụng tập qn pháp một cách có lý có tình.

- Tiền lệ pháp

Tiền lệ pháp (án lệ) là hình thức pháp luật, trong đó nhà nước thừa nhận các bản án của

toà án hoặc các quyết định của cơ quan hành chính trong q trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết các vụ việc đã có hiệu lực pháp lý làm khuôn mẫu áp dụng vào để giải quyết những vụ việc tương tự.

Hình thức pháp luật này đã được sử dụng trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản Anh, Mỹ... (luật dân sự, luật thương mại).

Về nguồn gốc hình thành, tiền lệ pháp hình thành khơng phải là kết quả hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất phát từ hoạt động của cơ quan tư pháp và hành pháp. Do sự thiếu hụt của các quy phạm pháp luật mà khi có những vụ việc xảy ra trong thực tế đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải giải quyết nhưng chưa có những quy định cụ thể của pháp luật điều chỉnh buộc các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước phải giải quyết với những quyết định có sự sáng tạo, đúng đắn của mình.

Tiền lệ pháp là sự vận dụng cách giải quyết trước đó để áp dụng vào một số trường hợp cụ thể nên nó có thể mở rộng hay thu hẹp phạm vi áp dụng của luật. Vì vậy, tiền lệ pháp có tính chất mềm dẻo, dễ áp dụng đối với các trường hợp thực tế có sự thay đổi ít nhiều nhưng cũng vì thế nó dễ tạo ra sự tuỳ tiện trong q trình áp dụng, khơng phù hợp với ngun tắc pháp chế. Tuy nhiên, trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, để đáp ứng yêu cầu thực tế hình thức pháp luật này vẫn được sử dụng một cách linh hoạt ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam, nhà nước có văn bản thống nhất quy định một số bản án đã có hiệu lực là tiền lệ pháp.

- Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản, trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật.

Có nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi và hiệu lực pháp lý khác nhau. Thế loại, số lượng… của các loại văn bản quy phạm pháp luật tuỳ theo quy định của mỗi nhà nước và trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Do tính chất quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật trong đời sống mà việc ban hành, sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ chúng phải tuân theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định.

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, bảo đảm thể hiện đúng ý chí của giai cấp thống trị và hiệu lực cao nhất trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức như Hiến pháp, luật, sắc lệnh... được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước tư sản. Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)