Giới thiệu chung về Luật Hiến pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 73 - 76)

7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Điều 61, Luật Giáo dục đại học, năm 2012.

4.2.1. Giới thiệu chung về Luật Hiến pháp

Luật Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hiến pháp đóng vai trị chủ đạo, là trung tâm liên kết các ngành luật khác. Các nội dung được quy định trong các ngành luật khác đều phải bắt nguồn từ nền tảng quy định trong ngành Luật Hiến pháp. Sự thống nhất giữa ngành Luật Hiến pháp với các các ngành luật khác tạo thành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.

Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

- Hiến pháp năm 1946

Sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2/9/1945, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định việc xây dựng một bản hiến pháp dân chủ là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.

Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I đã thơng qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống. Hiến pháp tuyên bố nước Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam, theo chế độ dân chủ nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được đảm bảo…Tuy nhiên, do hồn cảnh chiến tranh, Hiến pháp năm 1946 khơng được chính thức cơng bố, nhưng tinh thần của các quy định trong Hiến pháp năm 1946 đã được thực hiện một bước trên thực tế.

- Hiến pháp năm 1959

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới đòi hỏi Hiến pháp phải được bổ sung, thay đổi. Tại kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khóa I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946.

Sau khi được thảo luận rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, ngày 31/12/1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I đã nhất trí thơng qua bản Hiến pháp sửa đổi. Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh cơng bố Hiến pháp. Với 10 chương, 112 điều, Hiến pháp năm 1959 đã phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của chế độ ta, khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất, tổ chức theo chính thể Nhà nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, các quyền tự do dân chủ được bảo đảm. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thơng qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do Nhân dân bầu ra. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước khác thực hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ…

- Hiến pháp năm 1980

Năm 1975, miền Nam được hồn tồn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước ta đã hoàn toàn thống nhất, độc lập, tự do, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam lại cần một bản Hiến pháp mới.

Năm 1976, Quốc hội khóa VI đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959. Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VI đã nhất trí thơng qua Hiến pháp mới với 12 chương, 147 điều.

Hiến pháp năm 1980 đã xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chun chính vơ sản, có sứ mệnh lịch sử là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động,

động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội đã được thể chế thành một điều của Hiến pháp (Điều 4).

- Hiến pháp năm 1992

Trước những thay đổi to lớn của đất của tình hình nước và quốc tế, tại các kỳ họp thứ 3, thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết sửa đổi lời nói đầu và 7 điều của Hiến pháp năm 1980. Trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Cuối năm 1991, đầu năm 1992, bản dự thảo Hiến pháp lần thứ ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến Nhân dân. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những bổ sung, chỉnh lý nhất định, ngày 15/4/1992, Quốc hội đã nhất trí thơng qua Hiến pháp.

Hiến pháp năm 1992, với 12 chương, 147 điều, đã thể chế hóa tồn diện đường lối đổi mới của Đảng, tiếp tục khẳng định tính chất của Nhà nước ta là Nhà nước chun chính vơ sản, mọi quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất, có sự phân cơng, phân nhiệm giữa các cơ quan của nhà nước. Hiến pháp cũng tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo nhà nước, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật…

Quốc hội khóa X, kì họp thứ 9 đã ra Nghị quyết số 43/2001/QH10 ngày 29/6/2001 về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Sau khi tổng hợp các ý kiến đóng góp của Nhân dân, ngày 25/12/2001, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 với đa số tuyệt đối đã nhất trí thơng qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung 24 vấn đề của Hiến pháp năm 1992.

- Hiến pháp năm 2013

Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, tình hình trong nước, khu vực và quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Mục tiêu là bổ sung cái mới, tạo ra sự đồng bộ về pháp lý cho cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 có bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 01 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Hiến pháp năm 2013có kết cấu cụ thể như sau: Lời nói đầu

Chương I: Chế độ chính trị (13 Điều, từ Điều 1 đến Điều 13)

Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (36 Điều, từ Điều

14 đến Điều 49)

Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (24

Điều, từ Điều 50 đến Điều 63)

Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc (5 Điều, từ Điều 64 đến Điều 68) Chương V: Quốc hội (17 Điều, từ Điều 69 đến Điều 85) Chương VI: Chủ tịch nước (9 Điều, từ Điều 86 đến Điều 93) Chương VII: Chính phủ (8 Điều, từ Điều 94 đến Điều 101)

Chương VIII: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (8 Điều, từ Điều 102 đến Điều

109)

Chương IX: Chính quyền địa phương (17 Điều, từ Điều 110 đến Điều 116)

Chương X: Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước (2 Điều, từ Điều 117 đến Điều

118)

Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (2 Điều, từ Điều 119 đến

Điều 120)

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)