Trường hợp miễn trừ, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 70)

7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Điều 61, Luật Giáo dục đại học, năm 2012.

3.4.3. Trường hợp miễn trừ, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý

Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp mà trong đó hành vi của chủ thể là nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội nhưng không hội tụ đầy đủ những dấu hiệu của vi phạm pháp luật mà ngược lại, có thể mang lại lợi ích lớn hơn so với thiệt hại do hành vi đó gây ra. Khoa học pháp lý và pháp luật tiến bộ đã xem xét, khái quát thành các trường hợp miễn trừ, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể như sau:

- Phịng vệ chính đáng là hành vi của một người để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập

thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác khỏi sự xâm hại nguy hiểm bằng cách chống trả lại người có hành vi xâm hại bất hợp pháp các lợi ích trên. Các nguyên tắc xác định hành vi phịng vệ chính đáng được pháp luật hình sự quy định.

- Tình thế cấp thiết là tình thế hay hồn cảnh mà chủ thể hành động bắt buộc phải gây ra

một thiệt hại nào đó vì khơng cịn biện pháp nào khác, để tránh một nguy cơ thực tế đang đe dọa lợi ích của nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

- Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà trong đó chủ thể hành động buộc phải thực hiện một hành

vi nguy hiểm cho xã hội mà không thể thấy trước hoặc không bắt buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.

- Chủ thể vi phạm khơng đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. Các trường hợp mắc bệnh

khơng có khả năng nhận thức, khơng có khả năng điều chỉnh hành vi, dưới độ tuổi quy định của pháp luật… được pháp luật quy định.

- Thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Trong những điều kiện nhất định việc thực hiện mệnh

lệnh của cấp trên là một nhiệm vụ bất khả kháng đối với người thi hành thì hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ sẽ được xem xét để xác định đó có phải hành vi vi phạm pháp luật hay khơng đồng thời người ra quyết định sẽ bị xem xét, xác định về trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

- Gây thiệt hai trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được quy định. Ví dụ, lực lượng an

ninh trong quá trình truy bắt tội phạm gây thiệt hại cho xã hội… được pháp luật quy định.

- Rủi ro trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng cơng nghệ mới… Các tình huống rủi ro

được xác định theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)