Khái quát về bản chất, đặc điểm, vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 36 - 38)

a. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, thể

hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện pháp luật.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng như các kiểu pháp luật khác, có bản chất vừa thể hiện tính giai cấp, vừa thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, nó có đặc điểm riêng vì nó xuất phát từ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội và hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội.

b. Đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là một hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất thống

Pháp luật xã hội chủ nghĩa được cấu thành từ nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau để điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định... Tuy nhiên, các văn bản đó đều được ban hành trên cơ sở Hiến pháp, đều là sự cụ thể hoá và nhằm thực hiện Hiến pháp. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa suy cho cùng đều được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa và có cùng bản chất giai cấp.

Thứ hai: Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân

lao động. Đây là đặc điểm căn bản nhất khác với kiểu pháp luật trước đó.

Các kiểu pháp luật bóc lột thể hiện ý chí của giai cấp bóc lột thống trị, trái lại pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, là số đông chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư. Mặt khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa đã đưa người lao động từ thân phận làm thuê, lệ thuộc trong xã hội cũ trở thành những chủ nhân chân chính của xã hội mới vì thế nó quy định một cách rộng rãi các quyền tự do dân chủ cho công dân, tạo ra những căn cứ pháp lý đảm bảo cho việc thực hiện các quyền đó. Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa dễ được đông đảo quần chúng tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ và tự giác.

Thứ ba: Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cơ sở kinh tế quyết định pháp luật, sự thay đổi kinh tế dẫn đến sự thay đổi pháp luật; pháp luật phụ thuộc vào kinh tế về tính chất và nội dung; pháp luật khơng thể cao hơn hoặc thấp hơn, lạc hậu hơn chế độ kinh tế. Quy luật đó địi hỏi pháp luật xã hội chủ nghĩa phải nảy sinh, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của chế độ kinh tế đó.

Thứ tư: Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ mật thiết với đường lối chủ

trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam chứa đựng những vấn đề chính trị cơ bản nhất vì thế nó giữ vai trị chủ đạo đối với xây dựng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam, còn pháp luật là sự thể chế hố đường lối chính sách của Đảng thành các quy định chung, thống nhất trên quy mơ tồn xã hội; là cơ sở, điều kiện để đường lối chính trị của Đảng được tổ chức thực hiện trong thực tế cả nước.

Thứ năm: Pháp luật xã hội chủ nghĩa cịn có quan hệ qua lại với các quy phạm xã hội khác như quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội, các tập quán của nhân dân. Trong mối quan hệ này, pháp luật có vai trị là trung tâm điều chỉnh và cũng chịu ảnh hưởng nhất định của các quy phạm xã hội đó.

c. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện để thể chế hố đường lối chính sách Đảng.

Đường lối chủ trương của Đảng thể hiện ý chí nguyện vọng của đại đa số các thành viên trong xã hội. Pháp luật chính là phương thức thơng qua đó mà nhà nước làm cho chủ trương, đường lối của Đảng trở thành quy tắc chung đối với mọi thành viên trong xã hội. Pháp luật nước ta, trước hết là Hiến pháp, còn quy định rõ quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng, phương thức lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của nhà nước.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ để thực hiện quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần đến pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ với ý nghĩa là phương tiện cưỡng chế, trấn áp, mà còn là phương tiện để tổ chức, quản lý, phát huy khả năng tác động, tổ chức hướng dẫn đối với các quan hệ xã hội thông qua điều khiển hành vi của con người.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bộ máy nhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận, nhiều loại cơ quan khác nhau. Những nguyên tắc, những quy định của pháp luật đã phân định rõ ràng chức

năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan đó, tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực hiện quyền lực nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)