a. Tính quy phạm phổ biến
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định trong phạm vi quản lý của nhà nước cho nên nó là hệ thống các quy phạm. Mọi quy tắc xử sự đều là khuôn mẫu, là tiêu chuẩn cho các hành vi và các cách xử sự của con người với nhau trong phạm vi nhất định. Quy phạm pháp luật mang tính chất bắt buộc phải tuân theo đối với mọi đối tượng thuộc phạm vi quản lý của nhà nước, bất kể thuộc dịng họ, giới tính, dân tộc, tơn giáo nào... nên có tính quy phạm phổ biến.
Tính quy phạm thể hiện ở chỗ mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Tính phổ biến thể hiện ở hai điểm: Những quy phạm pháp luật được áp dụng
với mọi người, nhiều lần trong cuộc sống mỗi khi có sự kiện pháp lý xảy ra. Các quy phạm pháp luật được áp dụng trong không gian rộng lớn, thường là phạm vi quốc gia, thể hiện tính chủ quyền của nhà nước.
b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Hình thức chủ yếu của pháp luật là các văn bản mang tên gọi xác định, có chứa quy phạm pháp luật, do chính quyền nhà nước có thẩm quyền ban hành, gọi chung là văn bản pháp luật hay văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật được viết bằng lời văn ngắn gọn, dễ hiểu, không đa nghĩa, cấu trúc chặt chẽ.
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải tuân theo các quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung của pháp luật được quy định rõ ràng, chính xác, sáng sủa, chặt chẽ, khái quát trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp với Hiến pháp, khơng được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Thuộc tính này đảm bảo nguyên tắc bất kỳ ai trong điều kiện, hồn cảnh xác định đều khơng thể làm khác với quy định của nhà nước. Nếu các quy phạm pháp luật quy định khơng rõ ràng, thiếu chính xác sẽ là kẽ hở cho sự chuyên quyền, lạm dụng quyền lực… ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, tập thể, cá nhân. Nội dung của pháp luật phải được biểu hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng.
c. Tính được đảm bảo bằng nhà nước
Nhà nước dùng nhiều hình thức, cách thức, lực lượng khác nhau để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trên thực tế. Các biện pháp cơ bản bao gồm:
- Xây dựng pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý xã hội. - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục tới nhân dân.
- Xây dựng hệ thống cơ quan nhà nước… có chức năng, nhiệm vụ chuyên nghiệp để tổ chức thực hiện.
- Dành kinh phí cần thiết để thực hiện.
- Khi cần nhà nước có thể dùng các biện pháp cưỡng chế để thực hiện.
Ý nghĩa của thuộc tính này thể hiện ở chỗ nó là nhân tố đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh trong toàn xã hội.