23 xem thêm Tiểu mục 4, Mục 6 Luật phòng, chống tham nhũng
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ CHƯƠNG
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG 5
cùng những chế định cơ bản của Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.
Mục tiêu của chương: Về kiến thức, giúp sinh viên nắm được ở mức khái quát nhất
những vấn đề về Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế, bao gồm khác niệm cơ bản, chế định cơ bản, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Nhà nước Việt Nam khi tham gia vào một số lĩnh vực phổ biến thuộc phạm vi điều chỉnh của Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế. Về kỹ năng, giúp sinh viên hình thành bước đầu năng lực nhận diện những sự kiện pháp lý, vấn đề liên quan đến Cơng pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế, có khả năng định hướng hoạt động của bản thân, đơn vị công tác… khi tham gia những hoạt động liên quan đến Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.
5.1. CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
5.1.1. Khái niệm về công pháp quốc tế
Công pháp quốc tế hiện đại là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy
phạm pháp lý, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa họ với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Đặc điểm của công pháp quốc tế
Về xây dựng luật. So với luật quốc gia, điểm khác biệt trước nhất của luật quốc tế là quá
trình xây dựng luật quốc tế. Luật quốc tế không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế có tính chun chế làm luật. Tất cả các chủ thể luật quốc tế đều có quyền tham gia tự nguyện, bình đẳng, độc lập vào quá trình xây dựng luật quốc tế. Cơ chế xây dựng đặc thù này được thể hiện dựa trên sự thoả thuận giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, dưới hai hình thức: Kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương; Thừa nhận các quy phạm pháp luật quốc tế.
Về biện pháp bảo đảm thi hành
Bản chất của Công pháp quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Khác với quốc gia, luật quốc tế khơng có bộ máy cưỡng chế tập trung, mặc dù vẫn tồn tại một số biện pháp cưỡng chế nhất định. Các biện pháp cưỡng chế này được tiến hành khi lợi ích hợp pháp của chủ thể là bên bị hại thực hiện nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, buộc bên gây hại phải bồi thường thiệt hại.
Các quan hệ do công pháp quốc tế điều chỉnh
Xét về nội dung, các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế như quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, xét về tính chất, các quan hệ xã hội này phải là những quan hệ có tính chất liên quốc gia.