Xem thêm Tiểu mục 3, Mục 6 Luật phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 103 - 104)

hiện nhiệm vụ kiểm soát tài sản, thu nhập đã được đổi mới theo hướng tập trung, thu gọn đầu

mối, bảo đảm tính chuyên nghiệp, độc lập trong kiểm soát tài sản, thu nhập.23

- Thứ bảy, cơ quan xảy ra tham nhũng, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm

Điều 72 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách như sau:

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ tham nhũng;

Cấp phó phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực cơng tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách; người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới.

4.6. BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 4.6.1. Khái niệm Bộ luật Lao động 4.6.1. Khái niệm Bộ luật Lao động

Bộ luật lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa

người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.

Bộ luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động, một trong những loại quan hệ cơ bản nhất của con người. Bởi lẽ lao động là một trong những yếu tố không thể thiếu để sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Điều chỉnh quan hệ lao động, làm cho quan hệ lao động diễn ra lành mạnh trở thành yêu cầu thiết yếu đảm bảo cho quản lý kinh tế, chính trị, xã hội… của nhà nước đối với xã hội đạt kết quả tốt.

4.6.2. Các chế định của Bộ luật lao động

Bộ luật lao động hay Luật số: 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 18 tháng 6 năm 2012. Bộ luật lao động có 17 chương, 242 điều. Có thể tiếp cận Bộ luật lao động theo các chế định cơ bản sau:

a. Việc làm

Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Quan niệm này vừa cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức về việc làm ở Việt Nam vừa giúp khắc phục tư tưởng trước đây cho rằng, việc làm phải là lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước…

b. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Để đáp ứng sự đòi hỏi của cơ chế thị trường, pháp luật cũng quy định những trường hợp có thể thay đổi nội dung hợp đồng, tạm hoãn hoặc chấm dứt hợp đồng.

c. Thoả ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)