QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ 1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 56 - 57)

5 Điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtnăm 201 viết: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy

3.1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ 1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại quan hệ pháp luật

a. Khái niệm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) do một quy phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước.

Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất trong xã hội. Đó là những quan hệ giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

Quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật là hai khái niệm khác nhau, tuy chúng có quan hệ hữu cơ với nhau nhưng không thể đồng nhất: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và điều đó thể hiện ở các đặc điểm của quan hệ pháp luật.

b. Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí.

Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước (quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật sở hữu) hoặc trên cơ sở ý chí của các bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ được pháp luật quy định (quan hệ hợp đồng, quan hệ kết hơn).

Quan hệ pháp luật có sự phù hợp giữa nội dung thực tế và hình thức pháp lý tương ứng.

Việc bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung thực tế của quan hệ với hình thức pháp lý là hết sức cần thiết. Nó phản ánh tính hợp pháp, thừa nhận sự tồn tại của quan hệ pháp luật và là cơ sở đảm bảo sự an tồn đối với quan hệ pháp luật đó. Phương diện thực tế chính là nội dung thực tế, cụ thể của quan hệ đó. Phương diện pháp lý là hình thức pháp lý của mỗi loại quan hệ pháp luật, hình thức pháp lý bị quy định bởi nội dung quan hệ. Chính vì vậy, khơng thể dùng hợp đồng dân sự thay cho các quyết định xử phạt hành chính.

Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế.

Quyền và nghĩa vụ pháp lý đó ln tương ứng với nhau, tạo nên nội dung của quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: Trong quan hệ hơn nhân giữa vợ và chồng thì hai bên có quyền và nghĩa vụ như nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật luôn được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Về bản chất, các biện pháp của nhà nước là nhằm bảo đảm về mặt pháp lý, tổ chức, kỹ thuật, tư tưởng… nghĩa là tạo lập một mơi trường an tồn cho sự vận động và phát huy giá trị của cả hệ thống quan hệ pháp luật và mỗi quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: Trong quan hệ mua bán tài sản giữa A và B, nếu A không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với B thì Tịa án sẽ buộc A phải thực hiện nghĩa vụ để đáp ứng quyền lợi của B.

c. Phân loại quan hệ pháp luật

Căn cứ vào đối tượng pháp luật điều chỉnh (theo ngành luật), quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật đất đai, quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình...

Căn cứ vào tư cách và ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ bình

đẳng và quan hệ phụ thuộc. Quan hệ bình đẳng là quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể có sự bình đẳng với nhau về tư cách chủ thể, ý chí trong quan hệ pháp luật là sự thỏa thuận ý chí của các chủ thể. Quan hệ phụ thuộc là quan hệ trong đó tư cách chủ thể là bất bình đẳng, ý chí của chủ thể được trao quyền lực là ý chí của quan hệ pháp luật và có tính quyết định.

Căn cứ tính độc lập về quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật được chia

thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ mà một chủ thể được xác định và có quyền tuyệt đối. Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ mà việc thực hiện quyền của chủ thể này hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể đó và cả việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)