Những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 95 - 103)

21 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.

4.5.2. Những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng

a. Các hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng - Các hành vi tham nhũng:

 Tham ô tài sản.

 Nhận hối lộ.

 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.

 Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.

 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.

 Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi.

 Đưa hối lộ, mơi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải

quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.

 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.

 Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

 Khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi.

 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ

lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

- Các tội phạm về tham nhũng

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các tội phạm về tham nhũng bao gồm:

Tội tham ô tài sản (Điều 353) là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

mà mình có trách nhiệm quản lý.

Người có hành vi tham ơ tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn hoặc có trách nhiệm trong việc quản lý tài sản. Người có hành vi tham ơ tài sản đã lợi dụng (sử dụng) chức vụ, quyền hạn hay trách nhiệm quản lý tài sản như là phương tiện để chiếm đoạt tài sản được giao. Chức vụ, quyền hạn hay trách nhiệm quản lý tài sản làm cho người phạm tội có điều kiện tiếp cận và dễ dàng chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn mà người tham ơ tài sản có được có thể do bầu cử, do bổ nhiệm, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương. Dấu hiệu có chức vụ, quyền hạn của người tham ô tài sản phải gắn với việc quản lý (tài sản bị chiếm đoạt). Ví dụ, người thủ kho được giao quản lý kho hàng đã lợi dụng chức trách công tác chiếm đoạt tài sản trong kho (do mình quản lý); hoặc thủ trưởng cơ quan lợi dụng chức vụ (chủ tài khoản) chiếm đoạt tài sản của cơ quan; hoặc người lái xe được cơ quan giao nhiệm vụ vận chuyển (kiêm áp tải hàng) chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lý…

Các văn bản pháp luật hiện nay đều không quy định rõ, nhưng trên thực tế chỉ những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của nhà nước (hoặc tài sản của công ty

liên doanh trong đó có phần vốn, tài sản của nhà nước hoặc tài sản của công dân nhưng cơ quan nhà nước đang tạm thời quản lý) mới bị coi là tham ô tài sản.

Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi tham ơ tài sản bị coi là phạm tội tham ô tài sản nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng phải thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.

Trường hợp người có chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng và không thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì đó chỉ là hành vi tham ơ tài sản và người có hành vi này chỉ bị xử lý kỷ luật.

Tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm

2017) là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu của người đưa hối lộ.

Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa tiền của.

Hành vi nhận hối lộ có đặc điểm là:

o Chủ thể có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn để (giải quyết cơng việc nào đó);

o Hành vi nhận hối lộ có thể là đã nhận hoặc sẽ nhận (nhận trước hoặc sau khi làm một

việc cho người đưa tiền của);

o Việc nhận hối lộ có thể là nhận trực tiếp hoặc qua trung gian (người môi giới);

o Của hối lộ phải là tiền, tài sản hoặc lợi ích có tính vật chất (như xây nhà, sửa nhà

không phải trả công hoặc được nhận các dịch vụ không phải trả tiền…) lợi ích phi vật chất;

o Giữa người nhận và người đưa hối lộ phải có sự thoả thuận (để làm hay khơng làm

một việc theo yêu cầu của người đưa tiền của). Việc mà người đưa hối lộ và người nhận hối lộ thoả thuận làm có thể đúng pháp luật hoặc trái pháp luật.

Theo Điều 354, Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi nhận hối lộ bị coi là tội phạm khi của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1, Chương này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; khi nhận lợi ích phi vật chất.

Trường hợp giá trị tiền, tài sản (của hối lộ) dưới hai triệu đồng và không thuộc các trường hợp nêu trên, thì hành vi nhận hối lộ khơng cấu thành tội phạm. Hành vi nhận hối lộ trong trường hợp này chỉ là vi phạm và người nhận hối lộ chỉ bị xử lý kỷ luật.

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) là hành vi lạm dụng

chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác.

Ví dụ: Người bác sĩ lạm dụng chức trách khám, kê đơn thuốc cho bệnh nhân đã kê “khống” đơn thuốc để chiếm đoạt tiền của cơ quan bảo hiểm.

Theo Điều 355, Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên mới bị coi là tội phạm. Trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới hai triệu đồng chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.

Như vậy, trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng khơng thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì người có hành vi khơng bị coi là tội phạm. Hành vi “tham nhũng” trong trường hợp này chỉ bị xử lý kỷ luật.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điều 356, Bộ luật Hình

sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017), là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ, gây thiệt hại về tài sản.

Người có hành vi vi phạm đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một cơng cụ để thực hiện những việc nhất định nhằm thu lợi cho bản thân hoặc cho người, cơ quan, tổ chức mà họ quan tâm. Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị coi là phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, theo Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi,

bổ sung năm 2017), là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái cơng vụ gây thiệt hại về tài sản. Theo đó, giá trị tài sản phải có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì mới bị coi là phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, theo

Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian địi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm.

Tội giả mạo trong cơng tác, theo Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung

năm 2017), là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

b. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng

- Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên nhằm phịng ngừa tham nhũng. Cơng khai, minh bạch của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Thông qua việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng nhận biết và chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như địi hỏi cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện các quy định đó. Cơng khai, minh bạch làm cho cơng chức nhà nước có ý thức

hơn trong việc thực hiện chức trách, cơng vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định bởi mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý.

Nguyên tắc và nội dung công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018 quy định cơng khai, minh bạch là một nguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị không được lấy lý do nào khác để từ chối việc cơng khai hoạt động của mình nhằm tránh sự kiểm sốt của người dân và xã hội trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Theo Điều 10, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nội dung công khai, minh bạch bao gồm:

o Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về

các nội dung sau đây: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, cơng chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và cơng dân; Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung khơng thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.

o Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị,

cá nhân khác ngồi nội dung cơng khai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này cịn phải cơng khai, minh bạch về thủ tục hành chính.

Hình thức cơng khai bao gồm: Cơng bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; Phát hành ấn phẩm; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; Tổ chức họp báo; Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Về quyền yêu cầu cung cấp thơng tin, theo Điều 14 Luật Phịng, chống tham nhũng năm 2018 thì cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có quyền u cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thơng tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc được niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu và nêu rõ lý do; Cơng dân có quyền u cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.

- Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực tế cho thấy, có hai loại tiêu chuẩn, chế độ định mức thường bị vi phạm với mục đích tham nhũng:

Một là, các chế độ, định mức tiêu chuẩn về lợi ích, nhất là các chế độ đối với người có

thoại…). Vi phạm trong việc thực hiện chế độ, định mức tiêu chuẩn này lại có thể chia thành hai dạng như sau: Được hưởng hay sử dụng kinh phí hoặc loại tài sản vượt mức mà nhà nước quy định; người không thuộc diện được hưởng nhưng đã được hưởng, tức là tự ý mở rộng đối tượng được hưởng một tiêu chuẩn thuộc về lợi ích vật chất nào đó.

Hai là, các chế độ, định mức, tiêu chuẩn có tính chất chun mơn kỹ thuật (ví dụ, những

quy định về bảo đảm chất lượng các cơng trình hoặc cơng việc nào đó với những u cầu chính xác cao về kỹ thuật hay về quy trình thực hiện, thời gian, nguyên vật liệu…) mà việc tự ý thay đổi, hạ thấp những tiêu chuẩn sẽ dẫn đến việc một số người được hưởng lợi bất chính. Biểu hiện điển hình của loại vi phạm này là hiện tượng “rút ruột” cơng trình xây dựng, hạ thấp chi phí thực tế thơng qua việc hạ thấp tiêu chuẩn kỹ thuật để chia nhau hưởng lợi.

Để ngăn chặn những hành vi tham nhũng nêu trên, việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, chế độ, định mức là hết sức cần thiết và được coi là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Theo Điều 18 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, bao gồm các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quyền lợi đối với từng loại chức danh

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)