Vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 53 - 56)

5 Điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtnăm 201 viết: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy

2.3.4. Vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một quá trình phát triển pháp chế xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, phù hợp với tình hình và đặc điểm của mỗi giai đoạn cụ thể.

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Để củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa phải áp dụng các biện pháp cơ bản sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế.

Đảng không bao giờ làm thay Nhà nước mà chỉ vạch ra những phương hướng chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của Nhà nước trong công tác pháp chế. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế cịn thơng qua sự gương mẫu của đảng viên và các tổ chức đảng ở cơ sở trong việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đã nhấn mạnh: "Trong điều kiện Đảng cầm quyền mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải xử lý nghiêm minh".

- Đẩy mạnh cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật.

Đây là biện pháp rất quan trọng, bởi vì pháp chế chỉ có thể được ủng hộ và tăng cường trên cơ sở một hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và hồn thiện, kịp thời thể chế hố các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng phản ánh đúng những đặc điểm của kinh tế xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay, do tình hình kinh tế xã hội cịn nhiều biến động, việc xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng khó khăn nhiều hơn. Vì vậy, trong cơng tác xây dựng pháp luật cần tránh hai khuynh hướng: Chủ quan nóng vội, bảo thủ trì trệ.

Khuynh hướng chủ quan nóng vội, muốn có ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Khuynh hướng này sẽ dẫn đến tình trạng hệ thống pháp luật có nhiều hạn chế, sai sót, khơng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Ngược lại, khuynh hướng bảo thủ, trì trệ do khơng nhận thức đúng được vai trị tích cực của pháp luật, u cầu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong bối cảnh mới. Khuynh hướng này sẽ biểu hiện ở tình trạng chờ đợi, chậm chạp trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, muốn sử dụng các biện pháp khác để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật.

Đây là biện pháp lớn, bao gồm nhiều mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh. Tăng cườngcông tác tổ chức thực hiện pháp luật địi hỏi phải đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học pháp lý, tăng cường công tác thông tin truyền thơng giải thích pháp luật; chú trọng cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có trình

độ, phẩm chất chính trị và khả năng cơng tác để sắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp luật pháp chế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

Đây là biện pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Theo nguyên tắc này, những vi phạm pháp luật của các cán bộ trong bộ máy nhà nước đều phải xử lý nghiêm minh. Công dân cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý đều bình đẳng trước pháp luật. Trước hết, bất cứ ai dù ở cương vị nào cũng phải sống, làm việc theo pháp luật. Khi có vi phạm pháp luật xảy ra, cán bộ trong bộ máy nhà nước, ngoài việc phải xử lý nghiêm minh, bình đẳng như đối với cơng dân khác mà còn phải chịu truy cứu và chịu trách nhiệm về vai trò lãnh đạo quản lý của mình. Xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật u cầu “khơng có vùng cấm”, khơng có “hạ cánh an tồn”.

Cơng tác kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật chỉ thực hiện tốt khi có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chủ động sáng tạo của cơ quan có thẩm quyền và sự tham gia đơng đảo của quần chúng nhân dân./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo ((2014), Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

2. Đại học quốc gia Hà Nội, Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2004), Giáo trình Lý luận

chung về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia hà Nội, Hà Nội.

3. Lê Minh Tồn (chủ biên) (2001), Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lí luận nhà nước và pháp luật, Nhà

xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt

Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật ban hành văn bản quy phạm

pháp luật số 80/2015/QH13.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích nguồn gốc, bản chất của pháp luật.

2. Phân tích khái niệm và các thuộc tính của pháp luật.

3. Phân tích các hình thức của pháp luật.

4. Phân tích khái niệm, đặc điểm, cơ cấu của quy phạm pháp luật.

5. Phân tích khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật, phân loại văn bản quy

phạm pháp luật của Việt Nam.

6. Phân tích hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

7. Theo anh/chị pháp luật Việt Nam hiện nay có những ưu điểm nào? Nhược điểm nào

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)