Thành phần của quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 57 - 61)

5 Điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtnăm 201 viết: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy

3.1.2. Thành phần của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi 3 yếu tố: Chủ thể, nội dung và khách thể của quan hệ pháp luật.

a. Chủ thể của quan hệ pháp luật - Khái niệm

Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân hay những tổ chức đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật cho mỗi loại quan hệ pháp luật cụ thể và tham gia vào loại quan hệ pháp luật đó nhằm thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Một chủ thể muốn trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật nhất định thì chủ thể đó phải có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật.

- Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật

Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là tổng thể quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật mà chủ thể có được và khả năng hành vi thực tế của chủ thể được nhà nước thừa nhận để tham gia quan hệ pháp luật.

Định nghĩa này chỉ ra rằng năng lực chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm hai năng lực thành phần: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lý.

Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng của chủ thể được hưởng những quyền pháp

lý và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật để tham gia các quan hệ pháp luật. Ví dụ, theo Điều 33, Hiến pháp 2013 thì “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” chính là quyền pháp lý của mọi người.

Năng lực pháp luật của chủ thể có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, đối với cá nhân, năng lực pháp luật xuất hiện khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Tuy gắn với con người tự nhiên nhưng đó lại là thuộc tính chính

trị pháp lý vì năng lực đó do nhà nước quy định, và do vậy, chế độ chính trị pháp lý khác nhau thì năng lực pháp luật của chủ thể cũng khác nhau. Những cá nhân sống trong trạng thái tự nhiên, chưa có nhà nước và pháp luật thì khơng có năng lực pháp luật. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà chủ thể tham gia, đồng thời tùy thuộc vào sự phát triển, thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước mà các quy định của nhà nước về quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể sẽ thay đổi. Cơng dân của những nước khác nhau thì có năng lực pháp lý khác nhau; sự tiến bộ xã hội và sự phát triển của khoa học pháp lý có xu hướng thu hẹp sự khác biệt đó trên những mặt nhất định.

Thứ hai, năng lực pháp luật của chủ thể được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nhà nước cũng như các tổ chức và cá nhân phải căn cứ vào văn bản quy phạm

pháp luật để xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình và thực hiện nó trên thực tế theo quy định của pháp luật.

Năng lực hành vi pháp lý của chủ thể là khả năng thực tế của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia quan hệ pháp luật.

Năng lực hành vi pháp lý là nói tới khả năng thực hiện một hoạt động cụ thể của chủ thể khi mà năng lực đó được pháp luật thừa nhận. Ví dụ: Trẻ vị thành niên có thể lực tốt có thể tham gia vào những quá trình sản xuất kinh doanh nhất định nhưng Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, chỉ những người từ đủ 15 tuổi trở lên mới được quyền lao động, làm việc theo hợp đồng. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nữ giới từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền kết hôn…

Năng lực hành vi pháp lý có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, đối với cá nhân, năng lực hành vi pháp lý thường được xét trên ba phương diện

chính: Độ tuổi, khả năng nhận thức, tình trạng sức khỏe. Trong những trường hợp nhất định pháp luật có tính đến các phương diện khác như trình độ, tài sản….

Thứ hai, năng lực năng lực hành vi pháp lý xuất hiện sau năng lực pháp luật, chỉ xuất hiện

khi phát triển đến độ tuổi, học vấn, sức khỏe nhất định.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lý của chủ thể quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi pháp lý là điều kiện đủ.

Trường hợp một chủ thể chỉ có năng lực pháp luật đơn thuần thì khơng thể tự mình tham gia quan hệ pháp luật, khơng thể là chủ thể quan hệ pháp luật đầy đủ nhưng chủ thể đó có thể tham gia thụ động vào quan hệ pháp luật thông qua hành vi bảo trợ của người thứ ba theo quy định của pháp luật.

- Các loại chủ thể quan hệ pháp luật.

Chủ thể là cá nhân

Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm công dân nước sở tại, người nước ngồi, người khơng có quốc tịch sinh sống và làm việc trên nước sở tại.

Công dân là những cá nhân mang quốc tịch của một nước và có quyền, nghĩa vụ pháp lý

theo quy định của pháp luật của nước đó. Cơng dân là chủ thể phổ biến của các loại quan hệ pháp luật. Cá nhân khi có đủ năng lực chủ thể có thể tham gia đồng thời nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, có những loại quan hệ pháp luật cá nhân cơng dân khơng thể tự mình tham gia một cách độc lập được chẳng hạn, quan hệ công pháp quốc tế. Năng lực chủ thể của cá nhân công dân là yếu tố quyết định mức độ, phạm vi, tính chất các loại quan hệ pháp luật mà cá nhân tham gia.

Người nước ngoài là cá nhân mang quốc tịch của một nước khác với nước sở tại mà họ

đang sống. Người nước ngồi có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật trong nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. Năng lực pháp luật của chủ thể là người nước ngoài được xem xét đồng thời bởi hệ thống pháp luật của quốc gia mà họ mang quốc tịch và hệ thống pháp luật của quốc gia nơi mà họ sinh sống. Ngoài ra, người nước ngoài bị hạn chế tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định tùy thuộc vào quy định pháp luật của nước sở tại.

Người không quốc tịch là người không mang quốc tịch một nước nào. Không quốc tịch

là thực trạng pháp lý thực tế do nhiều nguyên nhân đem lại. Những người khơng có quốc tịch thì khả năng tham gia quan hệ pháp luật thấp hơn nhiều so với cơng dân và người nước ngồi.

Chủ thể là pháp nhân.

Pháp nhân là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm thực hiện quyền và làm nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Một tổ chức muốn có tư cách pháp nhân phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 74, Bộ luật Dân sự năm 2015:

Thứ nhất: Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan; Thứ hai: Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó;

Thứ ba: Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

Thứ tư: Nhân danh bản thân mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp lý của pháp nhân xuất hiện cùng một lúc kể từ khi pháp nhân ra đời.

Chủ thể là Nhà nước.

Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền lực chính trị, là chủ sở hữu lớn nhất. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ nhà nước là thiết chế quyền lực cơng; có quyền quy định nội dung năng lực pháp luật của chủ thể cũng như bảo đảm điều kiện thiết yếu cho các quan hệ pháp luật tồn tại, vận động và phát huy giá trị trên thực tế.

Tuy vậy, nhà nước chỉ tham gia vào một số quan hệ pháp luật quan trọng, cơ bản như quan hệ sở hữu đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác, quan hệ ngoại thương…và dĩ nhiên một số quan hệ pháp luật nhà nước không thể trở thành chủ thể được, chẳng hạn như quan hệ pháp luật hơn nhân gia đình.

Nội dung của quan hệ pháp luật phản ánh mối quan hệ giữa các bên tham gia, bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Quyền pháp lý của chủ thể là khả năng xử sự của chủ thể gắn với những điều kiện cụ thể

được pháp luật quy định và bảo vệ khi chủ thể đó tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể. Quyền pháp lý của chủ thể bao gồm: Được thực hiện những hành vi nhất định mà pháp luật cho phép; Được yêu cầu chủ thể khác chấm dứt hành động cản trở mình thực hiện quyền và nghĩa vụ, hoặc thực hiện đúng quyền của họ, hoặc thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp luật đã quy định cho họ; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình khi lợi ích đó bị xâm hại từ phía chủ thể kia.

Ví dụ: Trong quan hệ hợp đồng mua bán nhà ở thì bên bán nhà có quyền yêu cầu bên mua nhận nhà đúng thời hạn theo phương thức đã thỏa thuận; yêu cầu bên mua hoàn thành đúng các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn thỏa thuận; không giao nhà khi chưa nhận đủ tiền như đã thỏa thuận; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp khi bên mua nhà chưa trả đủ tiền như thỏa thuận những vẫn cố tình đến ở…

Quyền của chủ thể quan hệ pháp luật mới chỉ là khả năng xử sự chứ chưa phải xử sự cụ thể. Chủ thể quan hệ pháp luật có chuyển khả năng đó thành xử sự cụ thể hay không tùy thuộc vào bản thân chủ thể, pháp luật không bắt buộc.

Việc thực hiện quyền pháp lý phải thông qua hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động. Quyền pháp lý được thực hiện trực tiếp bởi chủ thể hoặc ủy thác, chuyển giao cho chủ thể khác trong điều kiện được pháp luật quy định.

Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là cách xử sự mà chủ thể bắt buộc phải tiến hành nhằm đáp

ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ pháp luật.Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể bao gồm: Bắt buộc phải thực hiện một hành động nhất định; Bắt buộc kiềm chế không được thực hiện một hành động nhất định; Bắt buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện cách xử sự bắt buộc ở hai hình thức trên.Ví dụ: Trong quan hệ hợp đồng mua bán nhà ở thì bên mua nhà có nghĩa vụ: Phải trả đầy đủ và đúng thời hạn số tiền như đã thỏa thuận; phải chịu trách nhiệm pháp lý như phạt tiền nếu trả tiền khơng đúng thời hạn đã thỏa thuận…

Trong q trình thực hiện một quan hệ pháp luật, Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết trong trường hợp nghĩa vụ pháp lý không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo yêu cầu của pháp luật nhằm bảo vệ quyền của các chủ thể khác. Nếu sự cần thiết phải xử sự ấy được thực hiện trên thực tế bằng những hành vi tích cực của chủ thể thì coi như nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật được thực hiện.

Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý là hai mặt của một thể thống nhất trong quan hệ pháp luật, phản ánh mối quan hệ của những người tham gia quan hệ pháp luật. Quyền của chủ thể bên này là nghĩa vụ của chủ thể bên kia và ngược lại. Dưới tác động của sự kiện pháp lý thì quyền, nghĩa vụ pháp lý có thể thay đổi, chuyển hóa linh hoạt dưới dạng như đối lưu (quan hệ hợp đồng) hoặc mang tính tuyệt đối (quan hệ sở hữu) hoặc cũng có thể chuyển giao, thay thế, bổ sung, bù trừ, liên đới.

c. Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là những giá trị vật chất, tinh thần và giá trị xã hội khác

mà cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được nhằm thoả mãn các lợi ích, nhu cầu của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật đó.

Khách thể là bộ phận khơng thể thiếu được của quan hệ pháp luật vì nó là yếu tố tạo nên sự quan tâm của chủ thể trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình. Khi tham gia một quan hệ pháp luật nhất định các chủ thể đều hướng tới việc đạt được cái gì đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân, nhà nước và xã hội nói chung.

Cần phân biệt lợi ích với tính cách là khách thể của quan hệ pháp luật với lợi ích đặt ra từ các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật. Lợi ích là khách thể quan hệ pháp luật tuyệt nhiên phải chính đáng, hợp pháp và tích cực. Lợi ích từ phía các chủ thể (tức là khách thể riêng mà người đó hướng tới) khơng phải bao giờ cũng phù hợp với lợi ích với tính cách là khách thể của quan hệ pháp luật. Những xung đột nảy sinh trong quan hệ pháp luật giữa các chủ thể thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn về lợi ích của các bên tham gia khi chúng không phù hợp với khách thể của quan hệ pháp luật trên thực tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật đại cương (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)