Về các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 140 - 146)

VI ỆT NAM GIA NHẬP WTO: YÊU C ẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ

5. Các quy định liên định liên quan đến tính minh b ạch, công khai, giải quyết các tranh chấp thương mại theo

5.2. Về các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp

thương mại

Thứ nhất, các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề

này cơ bản đáp ứng các yêu cầu củaWTO. Tuy vậy, cũng cần tính tốn để sớm tham gia một số điều ước quốc tế liên quan, chẳng han Công ước ICSID, các Quy tắc và Luật mẫu về Trọng tài của UNCITRAL, v.v...

Thứ hai, một yêu cầu lớn trong thực thi các quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là vấn đề tổ chức, hoạt động của các cơ quan tài phán quốc gia, mà trước tiên là đội ngũ thẩm phán và các luật sư liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Việc nâng cao trình độ chun mơn, mà trước tiên là trình độ pháp luật quốc tế (cơng pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, pháp luật thương mại quốc tế) và ngoại ngữ (tiếng Anh) là vấn đề cấp bách cần có giải pháp tổ chức thích hợp.

6. Kết luận

Qua nghiên cứu bước đầu chúng tôi nhận thấy sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có thể sẽ gặp phải những thách thức trong hoạt động pháp luật như sau:

Thứ nhất, Việt Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ của WTO và các cam kết của Việt Nam với WTO.

WTO được biết đến như một thiết chế quốc tế đa biên vận hành trên cơ sở kinh tế thị trường. Hệ thống luật lệ của WTO khá đồ sộ, phức tạp, hội tụ các tư tưởng, trường phái pháp luật khác nhau, được thiết kế để quản trị một cơ chế đa biên vận hành theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Để xử lý vấn

đề này, Việt Nam tuyên bố gia nhập Công ước Vienna năm 1969 về Luật Các điều ước quốc tế, đã thông qua Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế trong đó khẳng định nguyên tắc Việt Nam phải nghiêm chỉnh chấp hành các cam kết quốc tế của Việt Nam (pacta sunt servanda) và khả năng áp dụng trực tiếp các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam cũng đã nhanh chóng ban hành mới và sửa đổi, bổ sung rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tuy vậy, việc hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ của WTO là thách thức không nhỏ trong hoạt động pháp luật (kể cả hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp) của Việt Nam. Để có thể chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ của WTO và các cam kết của Việt Nam với WTO, Việt Nam phải thừa nhận các nguyên tắc của hệ thống thương mại tồn cầu.

Trong q trình hoạt động pháp luật, thực thi các cam kết quốc tế, các nguyên tắc, quy định pháp luật thương mại quốc tế của WTO phải được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại mà Việt Nam điều tiết. Tuy vậy, cần ưu tiên thực hiện sớm cải cách pháp luật để đáp ứng một số yêu cầu sau đây của WTO:

(i) thương mại không phân biệt đối xử.

(ii) thương mại ngày càng tự do hơn thông qua thương lượng.

(iii) nguyên tắc ổn định trong thương mại và có thể dự báo được các rủi ro.

(iv) nguyên tắc khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.

(v) nguyên tắc đẩy mạnh cải cách kinh tế và phát triển. Ngồi những ngun tắc nói trên, WTO cịn có nhiều quy định, quy tắc, thể lệ và các quyết định khác khá phức tạp mà các thành viên WTO phải tuân theo. Việc thực hiện đúng các yêu cầu đó của WTO là những thách thức khơng nhỏ đối với hoạt động pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về bản chất, tổ chức, hoạt động, luật lệ của WTO, tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về việc Việt Nam gia nhập WTO và các cam kết của Việt Nam với WTO để thực hiện đúng yêu cầu.

Việc gia nhập WTO được coi là bước thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, gắn liền và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế vì sự phát triển bền vững của kinh tế nước nhà. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cam kết thực hiện đầy đủ các luật lệ của WTO và các cam kết quốc tế của mình với WTO. Đó là thách thức lớn đối với Việt Nam như đã nêu trên. Muốn vượt qua được thách thức đó thì phải hiểu rất rõ về WTO cũng như luật lệ của nó. 10 năm đàm phán gia nhập WTO vừa qua khơng chỉ là một q trình gian khổ mà còn là một quá trình học tập, nghiên cứu, giáo dục, phổ biến toàn quốc về WTO, về kinh tế thị trường.

WTO thực chất là vấn đề thị trường mà hạt nhân cốt lõi của nó là hệ thống luật lệ vận hành trên thị trường. Tham gia WTO thực chất là tham gia phân chia lao động quốc tế, phân chia thị trường quốc tế, giành và sử dụng tối đa lợi thế so sánh

trong thương mại quốc tế theo những luật lệ chặt chẽ, luật chơi chung của cơ chế thị trường.

Thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc ở lĩnh vực nghiên cứu, phổ biến và tuyên truyền ở Việt Nam về WTO, về các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, chúng tơi chưa có được kết quả điều tra nghiên cứu toàn diện về vấn đề này. Những kết quả khảo sát bước đầu cho thấy có khơng ít doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn chưa rõ luật lệ của WTO, chưa rõ việc gia nhập WTO sẽ đem lại những cơ hội, thách thức gì cho họ và họ phải ứng phó ra sao. Đặc biệt, họ không nhận rõ được sự cạnh tranh sẽ khốc liệt như thế nào sau khi gia nhập WTO, không biết ai là đối thủ cạnh tranh, không rõ đối thủ sẽ làm gì và mình ứng phó ra sao cho tốt, v.v... Một số vụ tranh chấp kinh tế, thương mại quốc tế chỉ mới đánh thức họ cần sử dụng luật sư tư vấn trong một số vấn đề quốc tế mà thôi. Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đến các trường, viện nghiên cứu, đến các cơ quan của Nhà nước, các doanh nghiệp để giới thiệu các luật lệ của WTO, giải đáp nhiều băn khoăn cho người nghe. Tuy vậy, khi vấn đề gia nhập WTO đã trở thành hiện thực thì sự hoài nghi của họ về luật lệ và thực tiễn thương mại của WTO khơng vì vậy mà giảm đi, đơi khi có vấn đề càng gia tăng, trở nên có tính thời sự. Bên cạnh đó, đa số quần chúng nhân dân lao động địa phương thì thờ ơ, coi việc gia nhập WTO là câu chuyện của cơ quan Trung ương, của các doanh nghiệp và khơng ảnh hưởng gì đến họ, họ vẫn là họ sau lũy tre làng truyền thống.

Thứ ba, đẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chuẩn bị nguồn nhận lực cho hội nhập kinh tế quốc tế đã được đặt rõ trong Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng công việc này được tiến hành chậm, thậm chí cịn ít được quan tâm đúng mức. Cạnh tranh quốc tế suy cho cùng là cạnh tranh về nhân tài. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy rõ điều này. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ có các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam nhiều hơn. Khả năng dịch chuyển nhân tài của Nhà nước sang khu vực tư nhân là khó tránh khỏi. Cải cách pháp luật ở đây không chỉ hướng đến việc bồi dưỡng, đào tạo lực lượng chuyên gia kế cận, mà cịn phải tính đến cả lực lượng chuyên gia đang thực thi cơng vụ trên phạm vi tồn quốc. Nếu khơng xử lý đúng mối quan ngại đó thì khu vực nhà nước có thể sẽ thiếu hụt chuyên gia trong lĩnh vực này trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Thứ tư, xử lý tốt các vấn đề tài chính - tín dụng và nguồn thu ngân sách.

Gia nhập WTO là thách thức lớn đối với ngành tài chính, ngân hàng và các hoạt động tiền tệ. Mở cửa thương mại dịch vụ tài chính khơng chỉ cho Việt Nam cơ hội tiếp cận với giới tài chính, ngân hàng, tiền tệ quốc tế sâu rộng hơn, mà còn tạo điều kiện cho hợp tác của Việt Nam và các nước trong lĩnh vực kinh tế này gia tăng và đạt đến sự quản lý vĩ mơ tốt hơn. Việc xây dựng hệ thống tín dụng phát triển và sàn giao dịch tín dụng

thuận lợi cho phát triển là rất cần thiết. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy muốn xây dựng một hệ thống tiền tệ lành mạnh, cần tuân theo quy luật diễn biến của các phương thức huy động vốn tài chính, huy động vốn vay tín dụng, huy động vốn chứng khốn. Các hình thức huy động vốn này đều là quan trọng đối với nền kinh tế và sẽ cùng tồn tại lâu dài với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Ngoài ra, đối với vấn đề nguồn thu ngân sách sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải giảm dần hàng rào thuế quan và tiến tới xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan, nhưng vẫn phải bảo vệ cho được và không ngừng tăng nguồn thu ngân sách. Chính vì vậy, cần xác định thuế xuất nhập khẩu không phải là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia để có giải pháp cải cách pháp luật về thuế thích hợp. Xuất phát từ yêu cầu như vậy nên trong thực thi các cam kết quốc tế với WTO và cải cách pháp luật ở phần này, cần phải làm thế nào để nguồn thu ngân sách được gia tăng không ngừng bằng việc cải cách hệ thống pháp luật về thuế, tăng thu trên chính sự phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh trên thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam mở cửa thực sự, đồng thời thông qua việc mở rộng thêm các nguồn thu khác mà các nước vẫn áp dụng để bao quát hết các nguồn thu quốc gia. Kinh nghiệm các nước khác nhau trong xây dựng pháp luật và thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực này quả thực là cần thiết.

Thứ năm, xử lý thỏa đáng vấn đề bảo hộ các ngành kinh tế trong nước.

Hội nhập với nền kinh tế thế giới mà cụ thể là gia nhập WTO phải nhằm vào mục đích khơng ngừng mở rộng thị trường phục vụ đắc lực cho sản xuất trong nước phát triển, đồng thời phải bảo hộ nền sản xuất công, nông nghiệp, dịch vụ còn non trẻ của nước nhà.

Cải cách pháp luật và thực thi các cam kết quốc tế với WTO ở đây cần phải theo hướng bảo hộ cho các ngành kinh tế trong nước phát triển, nhưng phải phù hợp với luật lệ của WTO, các quy định của pháp luật và thực tiễn thương mại quốc tế và phải bảo hộ hợp lý cả người sản xuất và người tiêu dùng. Chỉ tập trung bảo hộ những ngành có tính chất then chốt, thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân, không bảo hộ tràn lan. Bảo hộ cần phải được khống chế trong khoảng thời gian nhất định và phải được giảm dần để tiến tới xố bỏ theo lộ trình cụ thể đã cam kết với WTO và được thể hiện rõ trong Bộ hồ sơ cam kết về điều kiện và quy chế thành viên WTO của Việt Nam. Bảo hộ của Chính phủ đối với các ngành kinh tế, các doanh nghiệp bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan chỉ là tạm thời để giúp cho các ngành kinh tế, doanh nghiệp đó có đủ thời gian tự phấn đấu vươn lên trong cạnh tranh hoặc trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, khủng hoảng, cần thiết để tránh rối loạn thị trường trong nước.

Để xử lý thỏa đáng vấn đề bảo hộ các ngành kinh tế trong nước, theo kinh nghiệm một số nước cần thiết phải tạo lập một số thị trường thống nhất, rộng mở và cạnh tranh lành mạnh. Cương quyết loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ địa phương, cải cách các

ngành kinh tế độc quyền có tính truyền thống như điện, nước, viễn thông, đường sắt, hàng không, v.v..., tăng cường hoạt động của các cơ chế giám sát thị trường, đẩy mạnh tiến độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế thích hợp với nền kinh tế thị trường. Ngay bây giờ cần tập trung điều chỉnh kết cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh kết cấu vùng miền và điều chỉnh kết cấu sở hữu thích hợp. Tích cực nghiên cứu áp dụng các quy định mà WTO cho phép để bảo hộ thỏa đáng các ngành kinh tế trong nước theo các điều kiện và quy chế thành viên WTO của Việt Nam, kể cả cơ chế chống bán phá giá, chống trợ cấp và chống các biện pháp phân biệt đối xử trong thương mại và các biện pháp thương mại không lành mạnh khác.

Thứ sáu, phải xây dựng môi trường thể chế và hệ thống pháp luật phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Luật lệ của WTO chủ yếu là nhằm điều chỉnh quy tắc xử sự và hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế của các Chính phủ và các cơ quan nhà nước các nền kinh tế thành viên. Đối với Việt Nam chúng ta, nhận thức rõ yêu cầu đó của WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 về hội nhập kinh tế quốc tế và Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó khẳng định:

Thứ nhất, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối

của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của nhân dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Thứ hai, phải quán triệt chủ trương "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường".

Thứ ba, phải nhận thức đầy đủ đặc điểm của nền kinh tế nước ta, từ đó có kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà ta tham gia, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật.

Thứ tư, phải quán triệt tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa khơng ít thách thức, do đó cần linh hoạt trong xử lý vấn đề; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật.

Thứ năm, tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp với những bước đi vững chắc; coi trọng số lượng và chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; dự tính đầy đủ các điều

kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành của pháp luật.

Xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo trên, việc xây dựng môi trường thể chế và hệ thống pháp luật phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng thống nhất với các quy định của WTO cần đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, kiên trì, bền bỉ điều chỉnh lại hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật cho phù hợp với những nguyên tắc và chuẩn mực của hệ thống thương mại toàn cầu mà tiêu biểu là WTO, thích ứng với những

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 140 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)