Hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam: đổi mới và hoàn thiện theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 74 - 75)

hoàn thiện theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS-WTO

2.1. Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào đầu năm 1995, khi mà cuộc "đổi mới" với nội dung chính là chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường mở cửa đã đi được gần 10 năm với nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng phía trước vẫn cịn đầy dẫy các khó khăn với nhiều vấn đề cịn cần phải giải quyết. Vào thời điểm đó, h thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vận hành chủ yếu trên cơ sở các văn bản "dưới luật", đó là Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu

công nghiệp (Pháp lệnh được công bố theo Lệnh số 131- LCT/HĐNN ngày 11 tháng 02 năm 1989) và Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả (năm 1994) do Hội đồng Nhà nước (một cơ quan hành pháp cao hơn Chính phủ, nay khơng cịn tồn tại trong cơ cấu Nhà nước của Việt Nam) ban hành. Theo các văn bản này, các đối tượng sau đây được bảo hộ: sáng chế (thời hạn bảo hộ: 15 năm), giải pháp hữu ích (6 năm), kiểu dáng cơng nghiệp (5 năm, có thể gia hạn hai kỳ liên tiếp, mỗi kỳ 5 năm), nhãn hiệu hàng hóa (10 năm, có thể gia hạn nhiều kỳ 10 năm liên tiếp),

tên gọi xuất xứ hàng hóa và các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Biện pháp xử lý các xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu là biện pháp hành chính. Mặc dù tồ án cũng có thể và sẵn sàng xét xử các tranh chấp, các vụ kiện về sở hữu trí tuệ

nhưng một mặt, do tồ án chưa từng xét xử các vụ việc như vậy, mặt khác do các quy định pháp luật khơng phải là Luật, vì vậy việc tham gia xét xử của toà trên cơ sở các văn bản đó cịn rất hạn chế.

Đối chiếu với Hiệp định về Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại - TRIPS - có thể thấy rằng khi nộp đơn cho WTO, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn rất nhiều điểm chưa phù hợp. Một cách tổng quát, đó chưa phải là một hệ thống đầy đủ và có hiệu quả. Một loạt đối tượng được đề cập tới trong TRIPS nhưng chưa được bảo hộ tại Việt Nam (thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh). Ngay cả với những đối tượng đã được pháp luật bảo hộ cũng còn nhiều quy định bất cập (chẳng hạn thời hạn bảo hộ sáng chế là 15 năm, chưa có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, v.v...). Nói tóm lại, để phù hợp hoàn toàn với TRIPS, Việt Nam cần phải làm nhiều việc cho hệ thống sở hữu trí tuệ của mình.

Tình trạng bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam tại thời điểm nộp đơn gia nhập WTO (năm 1995)

- Các dạng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ:

(i) quyền tác giả và quyền liên quan (theo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả - 1994);

(ii) sáng chế và giải pháp hữu ích (theo Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - 1989);

(iii) kiểu dáng công nghiệp (theo Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - 1989);

(iv) nhãn hiệu hàng hóa (theo Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - 1989);

(v) tên gọi xuất xứ hàng hóa (theo Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - 1989).

- Tiêu chuẩn bảo hộ:

(i) quyền tác giả và quyền liên quan: đối tượng bảo hộ

quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học và bao gồm cả chương trình máy tính;

(ii) sáng chế (và giải pháp hữu ích): đối tượng bảo hộ

quyền là sản phẩm, chất và quy trình với điều kiện các đối tượng đó phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng; thời hạn bảo hộ là 15 năm tính từ ngày ưu tiên; nội dung quyền đối với sáng chế: chủ sáng chế có độc quyền sử dụng sáng chế, có quyền cấm hoặc cho phép người khác sử dụng sáng chế, có quyền bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo sáng chế; độc quyền đối với sáng chế bị hạn chế bởi quy định về li-xăng cưỡng bức;

(iii) kiểu dáng cơng nghiệp: đối tượng bảo hộ là hình dáng

bên ngoài của sản phẩm; điều kiện bảo hộ: mới và có khả năng làm mẫu để sản xuất hàng loạt; thời hạn bảo hộ là 5 năm (có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm); nội dung quyền: chủ kiểu dáng cơng nghiệp có độc quyền khai thác, bán, nhập khẩu sản phẩm sản xuất với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;

(iv) nhãn hiệu hàng hóa (gồm cả nhãn hiệu dịch vụ): đối

tuợng bảo hộ là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất/tiến hành khác nhau; thời hạn bảo hộ: 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp (mỗi lần 10 năm); quyền của chủ nhãn hiệu là độc quyền gắn nhãn hiệu lên sản phẩm hàng hóa và cấm người khác thực hiện việc đó cũng như cấm các hoạt động thương mại với sản phẩm mang nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình;

Trong giai đoạn này chưa có quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

(v) Tên gọi xuất xứ hàng hóa: đối tượng bảo hộ là tên địa

lý của vùng/địa phương có sản phẩm đặc thù mà tính chất đặc thù của sản phẩm do các yếu tố địa lý quyết định; nội dung bảo hộ: quyền sử dụng tên gọi xuất xứ dành cho các chủ thể sản xuất sản phẩm có chất lượng đặc thù (với điều kiện chủ thể đó phải tiến hành sản xuất tại vùng/địa phương mang tên gọi địa lý đó).

(vi) Biện pháp bảo hộ: về nguyên tắc, có thể áp dụng trình tự dân sự nhưng trong thực tế hầu như khơng có vụ kiện nào được xử trước Toà án; biện pháp chủ yếu được áp dụng là biện pháp hành chính.

- Tình hình tham gia các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ:

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)