trong WTO
Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001) với những điều kiện tương tự như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây tham gia vào GATT. Do bị coi là nền kinh tế phi thị trường nên trong nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc có quy định một số nghĩa vụ khá phức tạp trong những lĩnh vực sau:
6.1. Việc tính giá tương đương khi xác định trợ cấp và bán phá giá bán phá giá
Theo Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, quốc gia nhập khẩu có thể sử dụng giá tại Trung Quốc hoặc chi phí sản xuất được điều tra hoặc áp dụng phương pháp tính khơng so sánh với mức giá hay chi phí tại Trung Quốc. Nếu các nhà sản xuất đang bị điều tra chứng minh cơ chế thị trường đang được áp dụng trong ngành mình thì giá cả và chi phí tại Trung Quốc sẽ được áp dụng. Trong trường hợp ngược lại, cơ quan chịu trách nhiệm điều tra sẽ sử dụng cách tính giá khơng dựa trên
mức giá cả và chi phí trong nước. Những quy tắc tương tự cũng được áp dụng trong việc thực thi Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng để tính tốn mức trợ cấp cho một doanh nghiệp cụ thể khi mà “các điều kiện áp dụng ở Trung Quốc không được coi là những điều kiện thích hợp”. Những quy định này sẽ hết hiệu lực sau 15 năm kể từ ngày Trung Quốc gia nhập WTO.
Thủ tục giải quyết trong trường hợp xác định bán phá giá và các biện pháp đối kháng rất phức tạp và các quốc gia nhập khẩu có thể so sánh giá xuất khẩu của Trung Quốc với giá của nước thứ ba hoặc tự xác định mức giá khi đưa ra quyết định về việc bán phá giá và mức độ của việc bán phá giá. Trong trường hợp này, Trung Quốc phải chịu thiệt thịi vì nhiều lợi thế so sánh sẽ không được xem xét khi điều tra và do đó có thể bị áp dụng các mức thuế chống bán phá giá mà lẽ ra Trung Quốc có thể tránh được nếu được coi là nước có nền kinh tế thị trường.
6.2. Cơ chế tự vệ đối với sản phẩm cụ thể trong giai đoạn
chuyển tiếp (TPSM)/Trường hợp tự vệ trong ngành dệt may
Theo cơ chế TPSM, Thành viên WTO có thể hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dễ dàng hơn so với trường hợp áp dụng các luật chơi thông thường của WTO. Để áp dụng cơ chế này, các nước chỉ cần chứng minh hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc đã tăng đến mức gây ra hoặc đe dọa gây ra sự rối loạn thị trường đối với các nhà sản xuất nội địa những sản phẩm cùng loại hay sản phẩm trực tiếp cạnh tranh.
Cơ chế tự vệ đối với hàng dệt may có thể được áp dụng để
hạn chế hàng dệt may có nguồn gốc Trung Quốc đến cuối năm 2008. Quy định này hiện đang được áp dụng rộng rãi để hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc đối với nhiều sản phẩm. Trong thời gian qua, sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc đã chịu số lượng các vụ kiện bán phá giá lớn nhất trong số các nước thành viên WTO (tương tự như trước khi Trung Quốc gia nhập WTO).
Cơ chế Tự vệ Chuyển tiếp (Transitional Safeguard Mechanism) của WTO được áp dụng để theo dõi việc tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của Trung Quốc trong WTO. Theo cơ chế này, Trung Quốc có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thơng tin cho các cơ quan của WTO để xem xét chính sách thương mại. Cơ chế Tự vệ Chuyển tiếp sẽ tồn tại trong 8 năm. Sau đó, WTO sẽ đánh giá tổng thể vào năm thứ 10 hoặc sớm hơn tùy thuộc vào quyết định của Đại hội đồng WTO.
7. Các quy định về nền kinh tế phi thị trường trong Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam