- Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
3. Cơ hội và thách thức chính đang đợi ở tương la
ở Việt Nam, vào thời điểm hiện nay, khi tài nguyên tự nhiên, lao động và vốn tiếp tục chuyển từ nông thôn, nông nghiệp sang đô thị, cơng nghiệp thì vì sự ổn định và nhu cầu phát triển bền vững của đất nước cũng như các cam kết quốc tế, chúng ta đã phải ngay lập tức khôi phục độ che phủ rừng,
đóng cửa khai thác rừng tự nhiên, v.v... hứa hẹn chấm dứt trợ cấp xuất khẩu và hạn chế trợ cấp trực tiếp cho sản xuất trong tương lai. Đây là những điều kiện rất ngặt nghèo cho sản xuất nông nghiệp trong tương lai khi mà giá đất, lao động và các tài nguyên khác sẽ tăng lên rất cao, khả năng cạnh tranh của nông sản giảm thấp.
Muốn tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh của nơng sản, duy trì tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp, phải rút bớt lao động ra khỏi nông thôn, tăng quy mô sản xuất để áp dụng máy móc và cơng nghệ hiện đại. Trong tình hình cơng nghiệp và dịch vụ thu hút lao động rất chậm như thời gian vừa qua, giải pháp thực tế nhất là phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn nhờ phát triển làng nghề và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, lối thoát quan trọng này đang đứng trước những thách thức to lớn. Các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trị chính trong công nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nơng nghiệp thì hoạt động kém hiệu quả và đang sắp xếp lại một cách chậm chạp. Đa số hoạt động ngành nghề và kinh doanh ở nông thôn là do các hộ chuyên, hộ phi nông nghiệp đảm nhiệm với công nghệ lạc hậu và sức lực nhỏ bé. Tỷ lệ đầu tư về nông thôn rất nhỏ chỉ chiếm 15 % đầu tư trong nước và 7% đầu tư nước ngồi. Sự chuyển đổi kinh tế ở nơng thôn diễn ra rất chậm, đa số cư dân vẫn sống bằng nghề nông. Hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn đang ở giai đoạn trứng nước, doanh nghiệp nhà nước mới sắp xếp lại có rất ít thời gian chuẩn bị sẽ đối phó thế nào trong mơi trường cạnh
tranh quyết liệt ngay trong thị trường trong nước?
Trong kinh tế nơng thơn, hiện nay cịn nhiều lãnh vực còn bỏ trống như dịch vụ sản xuất, dịch vụ phục vụ đời sống, phân phối kinh doanh, tiếp thị, v.v... là dư địa để lao động nông thôn chuyển sang làm việc khi rời ra khỏi sản xuất nơng nghiệp. Có thể sẽ diễn ra sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi, giữa kinh tế đơ thị và nơng thơn, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập mới cho cư dân nơng thơn nhưng điều gì sẽ xảy ra khi họ không cạnh tranh thành công trên lĩnh vực mới mẻ này?
Một mối quan tâm khác là tương lai của hệ thống phân phối lưu thông vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Người nông dân chỉ có thể sản xuất an tồn và có lợi khi hệ thống cung ứng này hoạt động một cách ổn định, đáng tin cậy với mức chi phí hợp lý. Cơng việc này xưa nay vốn được giao cho các tổ chức của nhà nước với mục tiêu cân đối hài hịa giữa mục đích lợi nhuận và mục đích xã hội nhưng không phải đã tránh được những cơn sốt giá phân, tụt giá nông sản.
Nếu khoảng trống to lớn trong lĩnh vực lưu thông, phân phối đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp hiện nay trong tương lai sẽ thay thế bởi các doanh nghiệp kinh doanh chỉ nhằm mục đích lợi nhuận, có thể cơ chế cạnh tranh sẽ giảm chi phí lưu thơng, tăng chất lượng phục vụ và đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm cho nơng thơn, nhưng cũng có thể xuất hiện sự phân chia lợi ích không công bằng giữa một bên là những người nông dân sản xuất nhỏ chưa được tổ chức và bên kia là các siêu
thị, các dây chuyền tiếp thị xuyên quốc gia nắm ưu thế thương lượng được tổ chức tốt và có khả năng cạnh tranh mạnh.