Hiện tại trong WTO chỉ có Việt Nam và Trung Quốc phải chấp nhận một số cam kết liên quan đến địa vị nền kinh tế phi thị trường. Trung Quốc không những phải chấp nhận điều khoản về các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá mà còn bị áp dụng cơ chế tự vệ và giám sát đặc biệt, nhưng Việt Nam chỉ phải chấp nhận các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá.
Công tác nêu rõ: “Một số thành viên ghi nhận Việt Nam đã liên tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Những thành viên này cũng ghi nhận rằng sẽ gặp những khó khăn đặc thù (special difficulties) trong việc xác định chi phí và giá cả hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá hay áp dụng các biện pháp đối kháng. Những thành viên này cho rằng trong trường hợp đó nước nhập khẩu có thể nhận định rằng việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam có thể sẽ khơng hợp lý”. Nếu một số thành viên đã nhận định như vậy thì Việt Nam sẽ phải chấp nhận quy chế đối với nền kinh tế phi thị trường khi áp dụng Hiệp định Chống bán phá giá, Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng tương tự như Trung Quốc đã cam kết trong Nghị định thư gia nhập của mình. Tuy nhiên, Việt Nam thuận lợi hơn Trung Quốc vì các quy định đối với nền kinh tế phi thị trường cho Trung Quốc sẽ kéo dài trong 15 năm (đối với Việt Nam là 12 năm). Thời hạn 12 năm sẽ được rút ngắn hơn nếu Việt Nam có thể xây dựng nền kinh tế thị trường theo những tiêu chí của nước nhập khẩu và việc áp dụng các điều khoản đặc biệt nói trên cũng sẽ được chấm dứt. Chúng ta đều thấy Việt Nam đã chịu nhiều thiệt hại khi bị áp dụng các quy định đối với nền kinh tế phi thị trường do kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá da trơn, xe đạp và da giày đã giảm đáng kể do những sản phẩm này lần lượt bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Việt Nam có thể giảm thiểu thiệt hại từ các biện pháp trừng phạt này nếu được đưa ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị
trường trong thời gian sớm nhất.