TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 46)

WTO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT

NAM

TS. Nguyễn Xuân Thắng

Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

1. Dẫn luận

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Như vậy, chúng ta là thành viên thứ 25 mới kể từ sau GATT chuyển thành WTO, tức là từ sau ngày 01 tháng 01 năm 1995. Trong suốt 11 năm đàm phán hội nhập kiên trì và thắng lợi từng bước, chúng ta cũng đã từng bước nhận thức ngày càng đầy đủ hơn các cơ hội để tận dụng và các thách thức để vượt qua khi gia nhập WTO. Điều đó có nghĩa là không phải đến tận bây giờ chúng ta mới bàn đến cơ hội và thách thức của việc Việt Nam gia nhập WTO. Chúng ta đã bàn đến chúng trong suốt 11 năm để có quyết tâm chính trị về gia nhập WTO và đã từng kỳ vọng sẽ trở thành thành viên WTO sớm hơn, từ cuối năm 2005. Sự thật là gia nhập WTO không đơn giản chỉ là vấn đề kinh tế, cho dù nội dung của những cuộc đàm phán hầu như chỉ bàn đến các

cam kết về kinh tế. Cũng vì vậy, các cơ hội và thách thức của việc gia nhập WTO đối với nước ta luôn được thể hiện trên nhiều chiều cạnh: kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa xã hội và mơi trường. Nó động chạm đến việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và xác lập vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên tình hình càng trở nên cấp bách hơn khi tại thời điểm hiện nay, cơ hội và thách thức đã khơng cịn nằm trong dự đoán mà là hiện hữu, cụ thể, trực tiếp và hơn nữa, chúng đang trở thành cơ hội và thách thức “cộng” khi ngoài nghĩa vụ mà chúng ta phải đáp ứng theo các cam kết hiện tại chúng ta còn phải đối mặt với những nội dung mới và vẫn tiếp tục phải đàm phán trong tiến triển của Vòng đàm phán Doha (WTO+) mà bắt buộc mọi thành viên của WTO phải tuân thủ. Đó là chưa kể trong điều kiện hiện nay, khi các tiến trình đa phương vẫn cịn gặp trở ngại thì các tiến trình song phương và khu vực sẽ càng được đẩy mạnh. Do vậy, sau gia nhập và trên tư cách thành viên WTO, chúng ta còn phải tiếp tục triển khai những lộ trình hội nhập khác, nhất là việc xúc tiến và đàm phán các FTA song phương. Nói cách khác, gia nhập WTO khơng phải là mục đích cuối cùng mà là phương tiện, sân chơi và là khuôn khổ hội nhập quốc tế rộng mở để Việt Nam chúng ta bắt đầu một giai đoạn phát triển mới. Cũng tương tự như vậy, cần xem xét cơ hội và thách thức sau gia nhập WTO của Việt Nam trên những biểu hiện mới, trên những mức độ và chiều cạnh mới để chúng ta có thể sẵn sàng cho một cuộc bứt phá phát triển mới.

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)