Cải thiện công tác quản trị Nhà nước

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 122 - 125)

VI ỆT NAM GIA NHẬP WTO: YÊU C ẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ

2. Cải thiện công tác quản trị Nhà nước

Khi nói đến quản trị Nhà nước, chúng ta khơng chỉ nói về chống tham nhũng mà cịn nhiều vấn đề nổi cộm hơn nữa liên quan đến vai trò của Quốc hội. Việt Nam cần cải tiến công tác lập kế hoạch cũng như việc lựa chọn và thực hiện công bằng, hiệu quả hơn các dự án do Nhà nước đầu tư, qua đó các khoản đầu tư từ ngân sách Nhà nước sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

Khi nói về quản trị hiệu quả, chúng ta cũng đề cập tính minh bạch và trách nhiệm giải trình (accountability) từ phía Nhà nước. Cơ quan Nhà nước phải không ngừng đổi mới trong bối cảnh nhu cầu xã hội luôn luôn thay đổi và mọi hoạt động do các cơ quan Nhà nước thực hiện phải được minh bạch hóa, cơng khai hóa cho người dân. Quản trị Nhà nước hiệu quả hơn sẽ là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của tồn nền kinh tế, giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư. Trong trường hợp nguồn lực bị lãng phí và hiệu quả đầu tư

thấp, các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước sẽ khơng có động lực để bỏ vốn tiếp tục đầu tư.

Quá trình hình thành những thiết chế cơ bản của nền kinh tế thị trường như hệ thống các thiết chế tài chính hay thị trường bất động sản sẽ bị chậm lại nếu lòng tin của các nhà đầu tư bị sụt giảm vì lịng tin là yếu tố rất quan trọng tạo nên nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, nếu khơng có quản trị Nhà nước hiệu quả thì sẽ khó đạt được cơng bằng xã hội. Các bạn cần cải thiện hiệu quả quản trị Nhà nước để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực vào những dự án có tính khả thi cao; tăng cường công tác giám sát chất lượng việc lập kế hoạch và lựa chọn dự án đầu tư. Thông qua tăng cường hiệu quả công tác quản trị, Nhà nước sẽ khuyến khích khu vực dân doanh bỏ vốn đầu tư và có thể tiết kiệm được lượng vốn đầu tư đáng kể. Ngoài ra, quản trị Nhà nước hiệu quả sẽ góp phần nâng cao khả năng giải ngân của phía Việt Nam. Khi ADB triển khai hỗ trợ chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, chúng tôi dự định sẽ tăng ba lần nguồn vốn hỗ trợ cho Việt Nam. Lo ngại lớn nhất của chúng tơi là liệu Việt Nam có đủ năng lực tiếp nhận một cách hiệu quả những khoản hỗ trợ này. Công tác quản trị Nhà nước nếu được cải thiện cũng sẽ góp phần củng cố mối quan hệ giữa cơ quan công quyền và khu vực tư nhân và tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn nữa khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển nền kinh tế.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị Nhà nước, trước

hết các bạn cần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư từ vốn Nhà nước. Như tơi đã nói, mức chi tiêu ngân sách 8,5% GDP của Việt Nam cho đầu tư là cao nhất trong khu vực và do đó, từ cách nhìn của chúng tơi, Việt Nam khơng cịn nhiều cơ hội cho các dự án đầu tư từ vốn ngân sách. Bài toán đặt ra cho các bạn hiện nay là cần cải thiện và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư. Do đó, cần cải tiến cơng tác lựa chọn dự án dựa trên những tiêu chí cụ thể cũng như đẩy mạnh cơng tác giám sát, kiểm tốn để nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các dự án đó. Nhà nước cần lựa chọn những dự án Nhà nước cần đầu tư và xác định lĩnh vực có thể thu hút vốn đầu tư tư nhân như sân bay, đường cao tốc, một số nhà máy điện, v.v...

Thứ hai, Quốc hội cần đóng vai trị tích cực vào quá trình

cải cách doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực này. Cổ phần hóa tồn bộ các doanh nghiệp nhà nước không phải là giải pháp duy nhất nhưng rõ ràng việc cơng ty hóa, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp. Trong thời điểm hiện nay, nâng cao hiệu quả hoạt động là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp nhà nước. Tơi tin rằng trong thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước hiện cịn ở mức thấp. Với khối lượng cơng việc như hiện nay, các bạn có thể làm tốt hơn với số lượng cán bộ công chức ít hơn nhưng có chun mơn cao hơn, lành nghề hơn và đầu tư

được thực hiện hiệu quả hơn. Tơi hy vọng Quốc hội sẽ tham gia tích cực vào quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước tại Việt Nam, chú trọng hơn vào việc kiểm sốt chất lượng các dịch vụ cơng. Trong quá khứ, khi nhắc đến cơ quan hành chính Nhà nước chúng ta thường nói đến khía cạnh đầu vào, nhưng tôi nghĩ đã đến lúc Việt Nam cần thay đổi cách nhìn nhận này và chuyển sang khía cạnh đầu ra, hiệu quả của dịch vụ cơng.

Thứ ba, để tăng cường hiệu quả của nền kinh tế, các bạn

cần tiếp tục cải thiện mơi trường kinh doanh để khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân. Một vài giải pháp liên quan đến công tác lập pháp cần được thực hiện trong thời gian tới là thiết lập cơ chế đăng ký kinh doanh một cửa, cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và tăng cường tính minh bạch trong hệ thống cơ quan tư pháp.

Cuối cùng, tôi xin đề cập vấn đề chống tham nhũng. Sở dĩ

tôi đề cập vấn đề này cuối cùng vì như các bạn đều biết, tham nhũng là một trong những hình thức lãng phí của hệ thống cơ quan cơng quyền. Tuy nhiên, tham nhũng được coi là sự lãng phí nghiêm trọng nhất, huỷ hoại hiệu quả các dự án đầu tư, đánh mất niềm tin của người dân và các nhà đầu tư vào hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, khi chúng ta nói đến tăng cường hiệu quả quản trị nhà nước nghĩa là Nhà nước phải tăng cường kiểm sốt tệ nạn tham nhũng vì đó là sự lãng phí lớn của xã hội và của nền kinh tế. Luật Phòng chống tham

nhũng do Quốc hội thông qua năm 2005 là một nền tảng vững chắc, tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế mới là vấn đề thực sự quan trọng. Cải cách thể chế một cách toàn diện hơn cũng là một giải pháp cần thiết bổ sung vào hệ thống các biện pháp phịng chống tham nhũng. Thơng thường, Chính phủ và các cơ quan lập pháp ưa thích thành lập cơ quan kiểm soát tham nhũng. Tuy nhiên trên thực tế, việc thành lập cơ quan kiểm soát tham nhũng ít khi mang lại hiệu quả và thậm chí cịn giảm tính minh bạch, làm cho trách nhiệm của các bên không rõ ràng và ảnh hưởng đến hiệu quả của cả hệ thống. Cơ quan hành chính nhà nước minh bạch hơn cũng làm giảm cơ hội cho các hành vi trục lợi của một bộ phận cán bộ nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế.

VẤN ĐỀ SỬA ĐỔI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỰC THI CAM KẾT GIA NHẬP

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)