Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU)
Tại Hoa Kỳ, Bộ Thương mại là cơ quan có quyền xác định các nước có nền kinh tế phi thị trường dựa trên các tiêu chí sau: (i) mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ; (ii) mức độ theo đó việc trả lương được xác định thông qua đàm phán tự do giữa người lao động và cơ quan sử dụng lao động; (iii) mức độ theo đó việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài được phép thực hiện; (iv) mức độ kiểm soát các phương tiện sản xuất của Chính phủ; (v) mức độ kiểm sốt việc phân bổ các nguồn lực, quyết định giá cả và sản lượng của Chính phủ; và các tiêu chí khác do Bộ Thương mại đưa ra. Địa vị NME sẽ chấm dứt khi Bộ Thương mại tuyên bố hủy bỏ quy định này. Trong thời gian đó, các cuộc điều tra chống bán phá giá cũng như xem xét thủ tục hành chính liên quan đến các sản phẩm từ các nền kinh tế phi thị trường được coi là các trường hợp NME, trừ khi nước đối tác đề nghị xóa bỏ địa vị này và Bộ Thương mại sẽ sử dụng một số quy tắc cụ thể để xác định chi phí thị trường thay thế cho các chi phí thơng thường.
Đối với EU, quy định về Chống bán phá giá (Anti- dumping Regulation) đưa ra những thủ tục cụ thể và rất nhiều yêu cầu đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường. Quy định này đưa ra danh mục các nước được coi là có nền kinh tế phi thị trường, nhưng cho phép các nhà xuất khẩu từ Trung
Quốc, Kazakhstan, Ucraina và Việt Nam yêu cầu được công nhận nền kinh tế thị trường nếu chứng minh được họ đang hoạt động trong những điều kiện của nền kinh tế thị trường và không bị can thiệp quá nhiều từ Chính phủ. Để xác định một nhà sản xuất có hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hay không, EU sẽ xem xét các tiêu chí: (i) quyết định liên quan đến giá cả, chi phí và đầu vào được đưa ra dựa trên các tín hiệu thị trường và phản ánh quan hệ cung cầu, khơng có sự can thiệp quá lớn từ phía Chính phủ, và chi phí đầu vào chính phản ánh giá trị thị trường; (ii) EU có các tiêu chí kế toán cơ bản được kiểm toán độc lập theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và được áp dụng cho tất cả các mục đích; (iii) chi phí sản xuất và thực trạng tài chính khơng bị bóp méo nghiêm trọng bởi hệ thống kinh tế phi thị trường trước đó; (iv) việc tuân thủ các quy định về tài sản và phá sản bảo đảm tính chắc chắn và ổn định của luật pháp; (v) sự chuyển đổi của đồng nội tệ theo tỷ giá thị trường.
Nếu địa vị nền kinh tế thị trường bị từ chối thì việc xác định giá trị thông thường của sản phẩm sẽ dựa vào chi phí và giá cả của nhà sản xuất tại một “quốc gia tương đương” (analogue country) là nước kinh tế thị trường có các tiêu chuẩn so sánh hợp lý. Quốc gia tương tự khơng nhất thiết phải có trình độ phát triển tương đương với quốc gia NME.
9. Một số lưu ý đối với Quốc hội khi Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường