Nhận xét chung về cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 163 - 165)

VI ỆT NAM GIA NHẬP WTO: YÊU C ẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ

1. Nhận xét chung về cam kết gia nhập WTO của Việt Nam

các nội dung cơ bản trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và các chuyên gia quốc tế cao cấp hiện đang công tác tại Việt Nam của các tổ chức như: Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), Ngân hàng Thế giới (World Bank), Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA), Dự án STAR Việt Nam và Dự án Hỗ trợ phát triển thương mại đa phương (MUTRAP) phân tích về các thuận lợi, thách thức của Việt Nam trong việc thực thi các cam kết gia nhập WTO. Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học xin tóm tắt một số vấn đề rút ra từ Hội nghị như sau:

1. Nhận xét chung về cam kết gia nhập WTO của Việt Nam Nam

Với hơn 1.000 trang tài liệu, cam kết gia nhập WTO được

các chuyên gia đánh giá là cam kết thương mại đa phương sâu, rộng nhất từ trước đến nay của Việt Nam về mở cửa thị trường, có tác động khơng chỉ đến hoạt động của doanh nghiệp mà còn liên quan đến năng lực quản trị, hoạch định và điều phối chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia.

Cũng như Hiệp định Thương mại song phương chúng ta đã ký với Hoa Kỳ (BTA) trước đây, nội dung của cam kết WTO dựa trên nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế là không phân biệt đối xử (với quy chế Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT)) và tự do hóa thương mại. So với BTA, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam được đánh giá là rộng hơn nhưng không cao hơn nhiều so với mức cam kết trong BTA. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dịch vụ, một số ngành, phân ngành quan trọng như bảo hiểm, phân phối, du lịch, v.v... vẫn duy trì ở mức độ cam kết gần như BTA; một số ngành khác mức độ mở cửa có thể sâu, nhanh và rộng hơn nhưng phù hợp với định hướng phát triển ngành thương mại dịch vụ của nước ta. ở một số lĩnh vực khác, cam kết gia nhập WTO cao hơn so với BTA như thuế xuất nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, yêu cầu về minh bạch. Tuy nhiên, BTA cũng có những điểm cao hơn so với WTO như về cấp phép, bảo hộ và giải quyết tranh chấp đầu tư.

Cam kết gia nhập WTO của nước ta cũng có tính đến yếu tố Việt Nam đang là nước phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên trong một số lĩnh vực như trợ

cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, WTO chấp nhận cho Việt Nam được hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện.

Cụ thể, cam kết gia nhập WTO có một số nội dung nổi bật như sau:

Thứ nhất, chúng ta cam kết tuân thủ toàn bộ các hiệp định

và quy định của WTO ngay từ thời điểm gia nhập mà khơng có bảo lưu.

Thứ hai, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế, trong đó thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình qn giảm 23% so với mức thuế bình quân hiện hành. Quá trình cắt giảm được thực hiện trong thời hạn từ 5-7 năm.

Thứ ba, mặc dù cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu

đối với nông sản từ thời điểm gia nhập nhưng Việt Nam vẫn bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này, theo đó nước ta vẫn được sử dụng các biện pháp khơng thuộc diện bị cấm và duy trì hỗ trợ ở mức không quá 10% giá trị sản lượng đối với loại hỗ trợ phải cắt giảm.

Thứ tư, các đối tác nước ngoài được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như các doanh nghiệp Việt Nam. Cam kết này “mở” hơn nhiều so với hiện nay, tức là các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu bó hẹp trong phạm vi giấy phép kinh doanh.

Thứ năm, Việt Nam đã cam kết mở cửa 110 phân ngành trong tổng số 155 phân ngành thuộc 11 ngành dịch vụ theo

phân loại của WTO. Về cơ bản, chúng ta đã bảo vệ được những ngành, phân ngành nhạy cảm như bảo hiểm, xây dựng, y tế, du lịch, v.v... Một số ngành khác có mức độ mở cửa cao hơn như ta cho phép ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý chỉ trừ hai tiểu lĩnh vực là tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người đại diện cho khách hàng trước tòa án Việt Nam và dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình mở cửa thị trường đối với các ngành dịch vụ nhạy cảm như dịch vụ viễn thông, mơi trường, chứng khốn, v.v... được thực hiện trong thời gian chuyển tiếp từ 3 đến 5 năm.

Thứ sáu, Việt Nam cũng sẽ phải thực hiện quy tắc tơn

trọng tính độc lập của các thực thể kinh tế. Chính phủ sẽ khơng được can thiệp vào các hoạt động thương mại của doanh nghiệp Nhà nước dưới bất kỳ hình thức nào và các đơn vị này buộc phải hoạt động trên các tiêu chí về thương mại thông thường.

Thứ bảy, Việt Nam cam kết về minh bạch hóa chính sách. Các văn bản pháp luật của Việt Nam chỉ có hiệu lực khi đăng Công báo. Các dự thảo phải được đăng cơng khai ít nhất trước 60 ngày để lấy ý kiến đóng góp.

Nhìn chung, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam được nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá là có những thuận lợi nhất định so với các cam kết của Trung Quốc và của một số nước mới gia nhập WTO gần đây. Chẳng hạn, cam kết về thuế

của Trung Quốc khi gia nhập WTO dành cho ngành nông nghiệp là 16,7% và công nghiệp là 9,6%, mức trung bình chung là 10%, cao hơn mức bình quân tương ứng của Việt

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)