MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ VIỆC TH ỰC HIỆN BTA

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 153 - 156)

VI ỆT NAM GIA NHẬP WTO: YÊU C ẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ VIỆC TH ỰC HIỆN BTA

Fred Burke

Giám đốc Văn phòng luật sư

Baker&McKenzie tại Hà Nội

Cho đến nay, tôi đã sống ở Việt Nam 15 năm và rất vui được chứng kiến sự phát triển từng bước vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua, tất nhiên trong đó có công rất lớn của quý vị đại biểu Quốc hội trong việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới như ký kết BTA với Hoa Kỳ năm 2001. Lúc đó, việc ký kết BTA đã gây khá nhiều tranh cãi nhưng kết quả mà nó đem lại sau 5 năm đã minh chứng cho sự đúng đắn của quyết định này. Tất cả các nước khi tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu đều phải cam kết hy sinh một phần quyền tự chủ của mình. Đổi lại, họ sẽ có quyền được thâm nhập sâu hơn vào thị trường của các quốc gia khác. Các nước đều cam kết hạn chế đưa ra quyết định đơn phương và thống nhất tuân thủ các nguyên tắc chung. BTA là một ví dụ rõ nhất cho vấn đề trên. Vậy chúng ta có thể học được gì sau 5

năm thực thi BTA và làm thế nào để tối đa hóa lợi ích trong WTO? Trước hết, tơi xin lưu ý các bạn rằng WTO không yêu cầu Việt Nam phải cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, các bạn chỉ có thể thành cơng trong WTO nếu môi trường kinh doanh được cải thiện theo chiều hướng cạnh tranh hơn so với các đối tác khác.

Gia nhập WTO sẽ mang lại cho các bạn cả cơ hội và thách thức. Về nghĩa vụ trong WTO, chúng ta có thể kể đến các nguyên tắc cơ bản như không phân biệt đối xử, đối xử quốc gia, nguyên tắc tối huệ quốc, các cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam và những cam kết pháp lý khác như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, v.v... Đây là những nghĩa vụ mà các bạn sẽ phải thực hiện. Bên cạnh đó, việc tận dụng các cơ hội trong WTO hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn. Trên thực tế, các nguyên tắc của WTO khơng trực tiếp u cầu Việt Nam phải có điều chỉnh chính sách để có thể thành cơng trong WTO. Sự thành công của BTA, như chúng ta đều thấy, là do ngay từ những năm đầu tiên các bạn đã đưa ra những chính sách hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đều có cơ hội lớn hơn khi Luật Doanh nghiệp ra đời cho phép thành lập doanh nghiệp trong thời gian ngắn hơn và hàng trăm giấy phép con (baby permits) đã được loại bỏ. Đầu tư nước ngồi cũng được khuyến khích hơn thơng qua việc cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và phân cấp đăng ký đầu tư nhiều hơn

cho các địa phương. Điều này giúp doanh nghiệp giảm được thời gian giành cho các thủ tục hành chính để tập trung vào chất lượng hàng hóa dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng.

Trong 3 năm qua, các nhà làm luật đã có rất nhiều nỗ lực hồn thiện khn khổ pháp luật kinh doanh đáp ứng các yêu cầu gia nhập WTO. Tuy nhiên, những văn bản luật được làm ra vẫn còn gây nhiều tranh cãi khi thực hiện và rất nhiều trong số đó đã tạo lỗ hổng cho sự ra đời một thế hệ giấy phép con mới. Nếu không thực thi một cách thận trọng thì hiệu quả của những đạo luật này sẽ giảm đi đáng kể do những thủ tục hành chính phiền hà phát sinh, giấy phép chồng chéo và không cần thiết đi kèm với tệ nạn tham nhũng hoành hành. Có một số đạo luật quan trọng khi thực thi đã gây ra tác động tiêu cực làm suy giảm năng lực cạnh tranh do không thận trọng khi giới hạn quyền lực của cơ quan công quyền trong việc thực thi những đạo luật này. Ví dụ như Luật Cơng chứng đang được soạn thảo, nếu khơng xem xét thận trọng có thể sẽ tác động tiêu cực cản trở hoạt động cho thuê tài sản và bảo lãnh tài chính, làm giảm hiệu quả và tăng chi phí của các dịch vụ cơ bản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự thảo Luật Công chứng đưa ra bốn hệ thống công chứng, yêu cầu nhân viên công chứng thực hiện những nhiệm vụ quá sức của họ và chịu trách nhiệm về mọi nội dung trong các hợp đồng đã công chứng. Hiện nay hầu hết các nước theo hệ thống dân luật (civil code country) đều hướng đến việc áp dụng cơng chứng hình thức theo đó dịch vụ

cơng chứng chỉ chứng nhận và xác nhận đặc điểm và chữ ký của các bên để tránh giả mạo và khuyến khích tính tự giác của các bên.

Tương tự như vậy, những yêu cầu về giấy phép và xin phép được đề xuất áp dụng đối với hoạt động nhập khẩu và phân phối thông thường cũng sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động quan trọng này, làm tăng chi phí đầu vào và do đó sản phẩm xuất khẩu sẽ kém cạnh tranh hơn. Ngoài ra, trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, mọi quyền hạn của cơ quan công quyền khi quản lý hoạt động kinh doanh phải đi liền với nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định rõ ràng. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp đang mong chờ những chính sách hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía nhà nước để có thể thành công trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là dệt may. Như các bạn đều biết, Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng của WTO yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt các biện pháp thu hút đầu tư vào những ngành hướng về xuất khẩu. Ngành dệt may hiện đã chiếm hơn 50% trong tổng số 6 tỷ USD xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005 sẽ phải đối mặt với thách thức từ việc tăng thuế xuất khẩu từ 10% lên mức cam kết 28%. Trong thời gian qua, mức lương tối thiểu cũng tăng 40%, chính sách bảo hiểm xã hội mới được thực hiện và một số rào cản khác về tính minh bạch đang góp phần làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn.

Nếu các biện pháp khắc phục không được thực hiện kịp thời để ngăn chặn tác động tiêu cực từ việc tăng thuế và cắt giảm ưu đãi thì tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị suy giảm đáng kể trong thời gian tới. Biện pháp gì có thể được thực hiện để bù đắp những khoản trợ cấp đã bị cắt giảm? Thứ nhất, các bạn có thể hỗ trợ doanh nghiệp theo nhiều cách gián tiếp khác như đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thơng và khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án và dịch vụ hỗ trợ như vận tải, đầu tư cho đào tạo lao động. Th hai, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách để giảm chi phí hành chính cho doanh nghiệp; giảm mức thuế thực tế, đơn giản hóa thủ tục nộp thuế thông qua cải cách ngành thuế. Báo cáo “Kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho thấy hàng năm các doanh nghiệp phải nộp 32 loại thuế khác nhau, sử dụng 1.050 giờ làm việc, tương đương với 131,25 ngày làm việc chỉ để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; trả 41,6% tổng lợi nhuận cho các loại thuế, lớn hơn nhiều mức danh nghĩa 28%. Thứ ba, Việt Nam nên tránh ban hành các loại thuế mới hay tăng thuế và giảm thuế thu nhập cá nhân hiện đang ở mức cao nhất Đông Nam á xuống mức cạnh tranh hơn.

Đối với một số ngành, nhờ có những nỗ lực của đồn đàm phán nên các bạn có thời gian chuyển đổi 5 năm cho việc giảm thuế nhập khẩu nhưng thời điểm hiện tại cũng khơng cịn là q sớm để các bạn thúc đẩy việc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà xuất khẩu. Ngày nay, chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới vẫn tồn tại và Việt Nam sẽ còn

phải đối mặt với nhiều khó khăn khi xâm nhập thị trường nước ngồi vì những người theo chủ nghĩa bảo hộ sẽ sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, những người bảo hộ sẽ giành lợi thế và áp dụng các mức thuế chống bán phá giá lên hàng hóa Việt Nam. Khi là thành viên WTO, Việt Nam sẽ được bảo vệ nhiều hơn nhưng thực tế cho thấy nếu Việt Nam duy trì mơi trường kinh doanh lành mạnh và có tính cạnh tranh thì các doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh nhạy hơn trước những thay đổi của thị trường thế giới. Thực tế cũng cho thấy những thách thức đó có thể được chuyển hóa thành cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển xa hơn. Thời gian qua, chúng ta đều thấy người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng khá nhanh nhạy trước các hành vi chống bán phá giá từ một số thị trường xuất khẩu và phát triển mạnh mẽ hơn sau khi đa dạng hóa thị trường và sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn và không bị áp dụng thuế chống bán phá giá.

Trong vòng đàm phán Doha hiện đang diễn ra, các nhà đàm phán Việt Nam đã tích lũy được khá nhiều kiến thức và kinh nghiệm sau gần một thập kỷ đàm phán gia nhập WTO và họ được các đồng nghiệp trên thế giới rất trân trọng. Khi vòng đàm phán Doha ngày càng đi vào bế tắc, kinh nghiệm của các nhà đàm phán Việt Nam sẽ có cơ hội phát huy tác dụng để giúp xây dựng các hiệp định có lợi cho Việt Nam và đồng thời cứu vãn vòng đàm phán Doha.

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI QUỐC

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)