- Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
3. Cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp
Cơ hội và thách thức của WTO đối với ngành nông nghiệp đan xen nhau. Về cơ hội, chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam là hướng ra thị trường xuất khẩu và có nhiều mặt hàng cần đến thị trường xuất khẩu. Sau khi gia nhập WTO, cơ hội mở rộng thị trường các mặt hàng nông sản sẽ tăng lên.
Việt Nam đã cam kết toàn bộ khung chính sách nơng nghiệp trong nước phù hợp với quy định của WTO. Theo đó, chúng ta sẽ hình thành khung pháp lý bình đẳng và môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại và sẽ thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Những cam kết về mở cửa thị trường vừa là một khó khăn, nhưng cũng là sức ép để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoạt động năng động hơn. Bên cạnh đó, cơ hội để tham gia đấu tranh chống bất công trong thương mại qua diễn đàn WTO đối với một nước nhỏ như Việt Nam cũng là rất quan trọng.
Về thách thức, đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp là quy mô sản xuất quá nhỏ bé, manh mún. Hiện nay, bình quân cả
nước về đất sản xuất nông nghiệp của ta là 0,8 ha/hộ gia đình, trong khi đó bình qn ở các nước là 5 - 7 ha, thậm chí ở New Zealand, Australia là hơn 200 ha/hộ gia đình. Đây là một yếu tố làm cho năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của chúng ta thấp và bất cứ cam kết mở rộng thị trường nào cũng sẽ là những thách thức mới đối với ngành nơng nghiệp Việt Nam. Do đó, khi gia nhập WTO một số ngành sản xuất sẽ gặp khó khăn, nhất là những ngành ít có lợi thế nhưng nước ta lại chủ trương phát triển để thay thế hàng nhập khẩu như bị sữa, mía đường, v.v...
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã tham gia nhiều hiệp định về tự do hóa thương mại khu vực. Do vậy, có một số ngành hàng lại chịu sức ép từ các cam kết khu vực nhiều hơn so với từ WTO. Nếu như lĩnh vực chăn nuôi bị sức ép lớn nhất từ WTO với các đối thủ lớn trên thế giới như Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, v.v... thì ngành mặt hàng đường lại chịu sức ép lớn nhất từ khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) do chỉ còn 2 - 3 năm nữa chúng ta sẽ giảm các mức thuế xuống còn 0 - 5% và trong khu vực có Thái Lan là nước xuất khẩu đường đứng thứ ba, thứ tư trên thế giới. Rau quả sẽ chịu sức ép lớn nhất từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (AC-FTA). Do đó, khi đánh giá về khả năng cạnh tranh cũng như thách thức cần xem xét cả những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do mà ta tham gia và cam kết trong WTO để phân tích rõ hơn.
đều thấy rằng thị trường nông sản rất bấp bênh nên việc dự đoán thị trường là rất khó. Trong thời gian qua, một số chính sách ban hành, nhất là những chính sách mang tính can thiệp thị trường của Chính phủ (hộp đỏ) thường mang tính giải quyết tình thế. Do khả năng tài chính có hạn, người sản xuất nơng nghiệp (nơng dân) quá đông nên ta thường hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp để họ thu mua nơng sản qua đó kích giá lên và người nơng dân được hưởng lợi gián tiếp. Trong khi đó, WTO quy định rằng các chính sách này phải được xây dựng thành chương trình có sẵn với các tiêu chí rõ ràng về đối tượng áp dụng. Trong quá trình xây dựng chính sách, ta thường chưa làm được theo yêu cầu này. Ngoài ra, WTO cũng quy định hỗ trợ trực tiếp cho nơng dân nhưng nước ta có số lượng nơng dân khá lớn với trên 60 triệu người, do đó ta sẽ khơng có đủ tiền để hỗ trợ trực tiếp và tiến hành hỗ trợ qua các doanh nghiệp để doanh nghiệp mua và kích cầu theo đó nơng dân sẽ được hưởng lợi một cách gián tiếp. Đây cũng là thách thức không nhỏ khi chúng ta phải điều chỉnh những chính sách này.