2. Cam kết trong lĩnh vực viễn thông, chuyển phát
2.1. Dịch vụ viễn thông
Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ viễn thông đã được mở cửa cho cạnh tranh trong nước, rất nhiều các doanh nghiệp viễn thông đã tham gia đầy đủ các loại hình dịch vụ và cạnh tranh đã được thực hiện trên mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp đã quen hơn với văn hóa cạnh tranh, phát triển mạng lưới tương đối hiện đại và rộng khắp trên cả nước, giá cước dịch vụ giảm liên tục và hiện nay đã ở mức bình qn của khu vực, thậm chí cịn có dịch vụ thấp hơn mức bình qn trong khu vực.
Về đầu tư nước ngoài, ngay từ những năm 1990 với những hình thức sáng tạo là hợp đồng hợp tác kinh doanh, ngành bưu chính viễn thơng và công nghệ thông tin đã thu hút được hơn 1 tỷ USD đầu tư nước ngồi. Nếu tính cả những hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất cho đến nay thì tổng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông đã đạt mức gần 2 tỷ USD.
Về môi trường pháp lý chuyên ngành, với việc ban hành Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng và các Nghị định hướng dẫn liên quan, có thể nói mơi trường pháp lý chuyên ngành đã tương đối đầy đủ, phù hợp với những cam kết trong WTO trong đó chúng ta đã thực hiện một loạt các cam kết gia nhập WTO từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Trên thực tế, những quy tắc, cam kết này rất hữu ích đối với vấn đề mở cửa cạnh tranh trong nước.
Về cam kết mở cửa thị trường trước khi gia nhập WTO,
chúng ta đã đưa ra lộ trình mở cửa dịch vụ viễn thông trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đã cam kết cho phép thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, đưa ra lộ trình cho phép thực hiện liên doanh với mức hạn chế vốn góp nước ngoài là 49% trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản. Đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, chúng ta giới hạn ở mức 50%. Tính đến hết năm 2006, về cơ bản tất cả các cam kết của chúng ta trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có hiệu lực, chỉ duy nhất cam kết về dịch vụ thoại cố định đến tháng 12 năm 2007 mới có hiệu lực.
Căn cứ trên mức cam kết của các nước mới gia nhập WTO sau Trung Quốc, các nước thành viên WTO đều ép chúng ta đưa ra lộ trình cho phép bên nước ngoài nắm đa số vốn và quyền kiểm soát trong liên doanh, đặc biệt là họ yêu cầu ta đưa ra lộ trình cho phép thành lập cơng ty 100% vốn nước ngồi trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thơng có hạ tầng mạng, tức là các lĩnh vực dịch vụ hiện nay chỉ có VNPT, Viettel, VPTelecom được phép cung cấp, chúng ta vẫn giữ nguyên mức cam kết như trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tức là chỉ cho phép bên nước ngồi tham gia góp vốn ở mức 49% đối với dịch vụ viễn thông cơ bản và 50% trong lĩnh vực dịch vụ gia tăng. Tuy nhiên, để giữ được hạn chế này, chúng ta đã phải có những nhân nhượng nhất định trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thơng khơng có hạ tầng mạng, nói cách khác, để cung cấp dịch vụ, các công ty phải thuê lại hạ tầng mạng do các doanh nghiệp
khai thác Việt Nam nắm quyền kiểm soát. Cụ thể, đối với dịch vụ khơng có hạ tầng mạng, phía nước ngồi có thể nắm quyền kiểm sốt trong liên doanh ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, nghĩa là chúng ta cho phép bên nước ngoài tham gia với mức vốn góp 51% và sau 3 năm có thể nâng lên mức 65%. Riêng đối với lĩnh vực mạng riêng ảo là lĩnh vực một số nước thành viên chủ chốt có quan tâm đặc biệt thì chúng ta nhân nhượng nhiều hơn và cho phép bên nước ngoài tham gia góp vốn 70% ngay từ khi gia nhập.
Hạn chế đầu tư quan trọng thứ hai trong lĩnh vực viễn thông là vấn đề lựa chọn đối tác trong liên doanh. Hiện nay, các cơng ty nước ngồi muốn vào cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải liên doanh với các công ty Việt Nam đã được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Hạn chế này cho phép chúng ta tập trung cơ hội hợp tác với nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép và do đó tăng thêm cơ hội đứng vững và phát triển cho các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, hạn chế này cũng cho phép chúng ta giảm bớt phần nào số lượng liên doanh thành lập tại Việt Nam sau khi gia nhập WTO, qua đó giúp các nhà quản lý có điều kiện kiểm sốt thị trường một cách tốt hơn. Rút kinh nghiệm từ trường hợp Trung Quốc, các nước thành viên WTO đã ép Việt Nam phải xóa bỏ hạn chế này và cho phép các cơng ty nước ngồi có thể tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh. Trong các cam kết cuối cùng, đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, chúng ta vẫn kiên quyết không nhân nhượng và vẫn giữ
nguyên mức cam kết như trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo đó các cơng ty nước ngoài muốn vào Việt Nam để thiết lập hạ tầng mạng thì buộc phải liên doanh với các công ty Việt Nam như VNPT, Viettel, VPTelecom là các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu. Thông qua hạn chế này chúng ta vẫn có thể kiểm sốt được hạ tầng mạng viễn thông để đảm bảo an ninh và các lợi ích về kinh tế.
Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khơng có hạ tầng mạng, chúng ta buộc phải nhân nhượng nhiều hơn và sau 3 năm gia nhập bên nước ngoài sẽ được tự do lựa chọn đối tác. Đây cũng là những cam kết phù hợp với Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng vì trong pháp lệnh này, chúng ta đã cho phép mọi thành phần kinh tế có thể tham gia cung cấp dịch vụ viễn thơng khơng có hạ tầng mạng. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán chúng ta vẫn cố gắng giữ hạn chế này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thơng mới gia nhập thị trường có thêm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngồi để phát triển.
Liên quan đến hình thức cung cấp dịch vụ khá nhạy cảm ở Việt Nam là cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới, hiện nay chúng ta vẫn đang yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngồi nếu muốn cung cấp dịch vụ viễn thơng cho khách hàng tại Việt Nam phải thông qua các doanh nghiệp khai thác tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam không được phép sở hữu các trạm vệ tinh mặt đất và mua trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh nước ngoài. Quy định này giúp Việt Nam có thể kiểm sốt chặt chẽ
hơn an ninh thông tin. Đây cũng là lĩnh vực nhiều đối tác rất quan tâm và yêu cầu chúng ta phải xem xét để xoá bỏ các hạn chế này. Trên cơ sở cân nhắc lợi ích tổng thể, chúng ta đã đưa ra một số nhân nhượng nhất định như sau: Thứ nhất, đối với dịch vụ vệ tinh, ta đã mở rộng đối tượng có thể mua trực tiếp dịch vụ vệ tinh nước ngồi là các cơng ty đa quốc gia và cam kết sau 3 năm gia nhập WTO, các cơng ty đa quốc gia có thể mua trực tiếp dịch vụ vệ tinh của nước ngoài. Tuy nhiên, ta lại ràng buộc các cơng ty đó phải là những cơng ty có hiện diện thương mại tại Việt Nam và đã hoạt động 5 năm, được niêm yết trên thị trường chứng khoán của một nước thành viên WTO và đặc biệt là cũng phải được cấp phép sử dụng dịch vụ vệ tinh trực tiếp ở một nước thành viên WTO khác. Với những điều kiện ràng buộc như trên, chúng ta có thể đảm bảo những đối tượng sử dụng dịch vụ vệ tinh là những đối tác tin cậy và chỉ sử dụng dịch vụ vệ tinh cho mục đích kinh doanh thương mại mà khơng có ý định lạm dụng việc mua trực tiếp dịch vụ vệ tinh nước ngoài vào các mục đích phi pháp khác. Ngồi ra, để đáp ứng một số yêu cầu và ưu tiên của một số đối tác cũng như để đảm bảo nhu cầu phát triển mạng băng rộng của Việt Nam, chúng ta đã cam kết cho phép bên nước ngồi có thể kết cuối dung lượng cáp quang biển vào Việt Nam và bán sỉ dung lượng này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế đã được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng giới hạn chỉ thực hiện cam kết này đối với những tuyến cáp quang biển mà Việt Nam là thành viên, tức là đồng sở hữu và nắm quyền kiểm
sốt trạm cập bờ. Thơng qua việc nắm quyền kiểm soát trạm cập bờ, chúng ta sẽ có sự chủ động nhất định trong việc kiểm sốt an ninh thơng tin.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, mặc dù cam kết về dịch vụ viễn thông của Việt Nam cao hơn Trung Quốc nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với cam kết của nhiều nước gia nhập WTO sau Trung Quốc. Chúng ta vẫn đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu là nắm đa số vốn và kiểm sốt hạ tầng mạng viễn thơng, qua đó có thể kiểm sốt an ninh thông tin, thị trường và đảm bảo lợi ích kinh tế của chúng ta trong lĩnh vực đầy tiềm năng này. Chúng ta cũng đạt được mục tiêu đưa ra lộ trình mở cửa thị trường hợp lý trong lĩnh vực dịch vụ khơng có hạ tầng mạng để qua đó các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội phát triển.
Về mơi trường pháp lý đối với dịch vụ viễn thông, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã tương đối phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta còn thiếu một số quy định về điều kiện đầu tư vì những cam kết trong WTO đều cao hơn mức hiện hành được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài trước đây và chưa được cụ thể hóa trong Luật Đầu tư mới ban hành. Vì vậy, trong thời gian tới cần ban hành các Nghị định về điều kiện đầu tư để nội luật hóa các cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông.