- Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
3. Cơ hội và thách thức đối với ngành ngân hàng
Từ những khó khăn như đã phân tích ở phần trên, tôi xin nêu một số thách thức đối với ngành ngân hàng trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, các ngân hàng Việt Nam sẽ mất đi một số lợi thế cạnh tranh đã có. Theo như phân tích của UNDP trong báo cáo đã nêu ở phần trên, trong thời gian tới nếu các ngân hàng trong nước khơng vươn lên để theo kịp trình độ của các ngân hàng nước ngồi thì sẽ bị mất đi rất nhiều khách hàng quan trọng. Do đó, những ngân hàng khơng có khả năng cạnh tranh, khơng có cơng nghệ hiện đại, quản lý hoạt động khơng tốt thì chắc chắn việc phải rút khỏi thị trường cũng là điều tất yếu.
Thứ hai là vấn đề chảy máu chất xám. Hiện nay đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh (ví dụ như ngân hàng ngoại thương) mỗi năm mất hàng trăm cán bộ, đặc biệt là những cán bộ chủ chốt của các ngân hàng như các cán bộ phụ trách tín dụng, cơng nghệ, chun gia giỏi về tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế. Trên thực tế, với cơ chế lương thưởng và trách nhiệm như hiện nay chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc níu giữ nguồn chất xám, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Thứ ba là thách thức về trình độ cơng nghệ. Nếu chúng ta khơng giải quyết được bài tốn về cơng nghệ hiện đại cho ngân hàng thì sự yếu thế trong cạnh tranh của ngành ngân hàng và của các ngân hàng thương mại sẽ vẫn còn tiếp diễn.
Thứ tư, do sự mất cân đối trong cơ cấu vốn khi vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn mà cho vay thì lại trong thời gian trung, dài hạn nên khả năng chống đỡ của các ngân hàng khi có biến động về tháo chạy vốn sẽ là một nguy cơ rất lớn.
Thứ năm, sự liên kết thiếu chặt chẽ giữa các ngân hàng cũng là một vấn đề khá nghiêm trọng dẫn đến việc suy giảm năng lực cạnh tranh của tồn ngành ngân hàng. Các chính sách đưa ra cũng không đồng bộ và không tạo được hiệu ứng thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ hơn.