GATT/WTO được thiết kế cho các nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 31 - 32)

luật thương mại đa phương đã được các thành viên WTO liên tục đàm phán kể từ năm 1948.

Tuy nhiên, gia nhập WTO cũng có thể mang lại những tác động tức thời vì doanh nghiệp nước ngồi sẽ có động lực hơn để đầu tư vào Việt Nam với một môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch hơn. Các bạn cần tiếp tục đàm phán và tham gia vào các diễn đàn quốc tế để có được mức độ mở cửa cao hơn của thị trường các nước cho hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Tư cách thành viên WTO sẽ cải thiện quan hệ của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước thành viên vì đàm phán song phương cũng như khu vực sẽ thuận lợi hơn khi các thiết chế thương mại được hình thành và hoạt động theo các luật chơi chung đã thống nhất trong WTO.

3. Gia nhập WTO không đảm bảo chắc chắn cho phát triển kinh tế triển kinh tế

Giờ đây khi đã mua được tấm vé gia nhập câu lạc bộ WTO, Việt Nam sẽ được hưởng những quyền và nghĩa vụ bình đẳng với các thành viên khác. Thành công hay thất bại chỉ phụ thuộc vào chính Việt Nam vì nếu Việt Nam khơng thực hiện các cam kết của mình thì lợi ích thu được sẽ khơng đáng kể do khơng có sự hợp tác chặt chẽ của các nước thành viên, thậm chí phải đối mặt với sự trừng phạt. Nếu Chính phủ và các doanh nghiệp không tận dụng những cơ hội có được từ địa vị thành viên WTO thì các bạn sẽ khơng có được những lợi ích như đã mong đợi. Lịch sử phát triển của WTO cho thấy một số

quốc gia tuy là thành viên lâu năm nhưng tình hình kinh tế - xã hội không hề được cải thiện do sự tham gia nửa vời đã không mang lại kết quả mong muốn cho các quốc gia đó.

Gia nhập WTO có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam vì các nguyên tắc của WTO sẽ đưa ra định hướng rõ ràng hơn cho công cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam. Các biện pháp cải cách theo đúng với tinh thần và tôn chỉ của WTO sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam vì vốn đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào nhiều hơn, khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài cũng tăng lên và chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng thấy tại Việt Nam.

4. GATT/WTO được thiết kế cho các nền kinh tế thị trường trường

Lịch sử gần 60 năm tồn tại và phát triển của GATT/ WTO cho thấy chỉ những nước có nền kinh tế thị trường mới có thể vươn lên thành những nước đứng đầu trong câu lạc bộ kinh tế WTO. Một đặc điểm đặc thù của GATT/WTO là trong các văn kiện chính thức, vì những lý do lịch sử, khơng có cụm từ nào đề cập nhu cầu (need) hay nghĩa vụ (obligation) phải chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hay sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ các quy tắc của WTO chúng ta sẽ thấy hoạt động của WTO dựa trên nguyên tắc cơ bản là mọi đối tác tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế phải là những thực thể kinh tế độc lập và mọi quyết định đưa ra phải độc lập với ý muốn của Nhà nước và chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Nguyên tắc này đặt ra vấn

đề cần thiết kế một số quy chế đặc biệt cho những thành viên không tuân thủ những quy tắc chung của WTO. Do đó, doanh nghiệp Nhà nước tại những thành viên có sở hữu Nhà nước làm chủ đạo phải chịu sự giám sát đặc biệt khi gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)