Những khó khăn và thuận lợi trước mắt

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 95 - 96)

- Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

2. Những khó khăn và thuận lợi trước mắt

Tuy nhiên, cái giá phải trả để người nông dân Việt Nam đứng vững trước cạnh tranh thị trường là khá đắt. Họ phải lao động vất vả và huy động rất nhiều tài nguyên tự nhiên để sản xuất và xuất khẩu một khối lượng hàng hóa to lớn để đổi lấy lợi ích kinh tế nhỏ bé. Xuất khẩu nông sản hiệu quả thấp, thu nhập của nông dân thấp và tăng chậm nhiều so với cư dân đô thị và người lao động trong công nghiệp và dịch vụ.

Thách thức lớn nhất là tình trạng lao động dư thừa, tốc độ tăng trưởng của nơng nghiệp đang chậm lại. Q trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn diễn ra rất chậm, môi trường sinh thái tiếp tục xuống cấp, thiên tai diễn ra thường xuyên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém này:

- Xuất phát điểm của nông nghiệp rất thấp, từ sản xuất nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng hợp tác, liên kết yếu.

- Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ chưa phát triển, đặc biệt là vắng bóng một hệ thống phân phối kinh doanh và tiếp thị hiệu quả trên địa bàn nơng thơn.

- Q trình cải cách hành chính và chuyển đổi thể chế diễn ra chậm khiến cho mơi trường pháp lý chưa hồn chỉnh. Bởi vậy, người sản xuất kinh doanh ở nông thôn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn về mơi trường đầu tư, mơi trường kinh doanh, điều kiện vận hành cho các thị trường đất, lao động, vốn, công nghệ, v.v... về thủ tục đăng ký, quản lý hỗ trợ, bảo vệ.

Những khó khăn này đã xuất hiện và ngày càng rõ nét trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, và sẽ càng rõ nét trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Câu hỏi đặt ra là một khi đã chịu đựng được sự cạnh tranh quyết liệt của một thị trường mở ra quốc tế thì phải làm thế nào để tăng lợi ích của người nông dân khi xuất khẩu nông sản và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam?

Trước mắt, đương nhiên các sản phẩm thay thế nhập khẩu: ngô, đỗ tương, bông, thuốc lá, sữa, v.v... sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn với hàng nhập khẩu khi hàng rào bảo hộ phải hạ xuống. Một số mặt hàng yếu thế như mía đường, gia cầm, trứng, v.v... lập tức chịu thua thiệt, một số doanh nghiệp khơng

có khả năng cạnh tranh sẽ phá sản. Nhóm người sẽ phải chịu nhiều thiệt thịi nhất chính là người nghèo và những nhóm người thiệt thịi.

Cần phải lường trước những khó khăn này và có phương án chuẩn bị, từ việc chuyển đổi sản xuất cho những vùng chuyên canh những mặt hàng sẽ gặp khó khăn đến đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm cho những vùng khó khăn. Trong đó, việc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội để điều tiết lại cho những vùng, những nhóm người khó khăn từ những vùng, những nhóm được hưởng lợi của quá trình hội nhập là rất cần thiết.

Một thách thức khác là khi kinh tế của từng địa phương gắn kết với kinh tế cả nước và tồn cầu thì các biến động giá cả, tác động chính sách, rào cản kỹ thuật, khiếu kiện thương mại trên thị trường quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến người sản xuất kinh doanh nước ta trên qui mô rộng và tốc độ nhanh. Cần xây dựng những biện pháp phịng chống rủi ro, bình ổn và bảo vệ sản xuất, tiêu dùng đáng tin cậy và phù hợp với các cam kết quốc tế.

Điều quan trọng là phải có biện pháp để khai thác các lợi thế do hội nhập đem lại. Nhiều cơ hội mới sẽ xuất hiện về thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, tạo điều kiện cạnh tranh để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông nghiệp Việt Nam. Sự cạnh tranh trên các lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sẽ giúp hạ giá bán và tăng chất lượng các dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

và kinh tế nông thôn. Giá cả và chất lượng các vật tư phục vụ sản xuất, thiết bị máy móc nơng cụ sẽ cải thiện nhanh giúp hạ giá thành sản xuất.

Hệ thống chính sách, khuôn khổ pháp lý sẽ trở nên thơng thống hơn, dễ hiểu và dễ đoán biết hơn với mọi đối tượng hưởng lợi. Các thủ tục quản lý hành chính, sản xuất và kinh doanh sẽ được cải tiến, hài hòa với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho người sản xuất kinh doanh giảm chi phí giao dịch.

Những ngành hàng nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ tiếp tục là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: gạo, cà phê, cao su, chè, điều, tiêu, v.v... Ngồi xuất khẩu nơng sản, Việt Nam trong tương lai có điều kiện để xuất khẩu dịch vụ dựa trên lợi thế về giá lao động rẻ và chỉ số phát triển con người cao. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong các vịng đàm phán quốc tế nhưng nhìn chung, sức ép địi giảm bớt trợ cấp cho nông nghiệp và mở cửa thị trường cho hàng hóa nơng sản đang tăng lên, mở ra triển vọng tương lai cho thị trường nông sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thuận lợi, thách thức và vai trò của quốc hội Việt Nam gia nhập WTO (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)