Ghép tế bào sừng để điều trị bệnh nhân bỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng tế bào sừng tự thân qua nuôi cấy điều trị bỏng sâu ở trẻ em (Trang 33 - 34)

- Khĩ đánh giá sự dung nạp

1.7. Ghép tế bào sừng để điều trị bệnh nhân bỏng

Một lý do phổ biến khi việc chữa vết thương bị thất bại là do khơng cĩ sự tái biểu mơ hĩa. Việc ghép tế bào sừng là một cách để tăng cường tái biểu mơ hĩa của một vùng tổn thương rộng. Một mảnh biểu bì 1cm2 cĩ thể sản sinh đủ tế bào

invitro để bao phủ bề mặt cả cơ thể [15].

Những tấm tế bào sừng tự thân (tự sinh) đã được tạo invitro để phủ các vết

thương lớn với ưu điểm là khơng bị thải loại [3;28], nhưng kỹ thuật này vẫn cĩ một số hạn chế [54;70;97]. Thời gian cần để nuơi cấy đủ lượng tế bào sừng tự thân từ một mảnh sinh thiết nhỏ là 2 – 3 tuần làm nguy cơ nhiễm tăng.

Đồng ghép tế bào sừng (đồng sinh) cũng là phương pháp để phủ các vết thương lớn. Ưu điểm của phương pháp này là các tấm biểu bì cĩ thể được tạo ra trước và lưu trữ trong ngân hàng, sẵn sàng cung cấp khi cĩ yêu cầu. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự thải loại miễn dịch.

Hỗn hợp tế bào sừng tự sinh và dị sinh, chứa 5% - 50% tế bào tự sinh, chỉ biểu hiện đáp ứng miễn dịch yếu ở chuột. Các tế bào dị sinh bị thải loại một cách chậm chạp và được thay thế bằng biểu bì chủ. Các tấm biểu bì khảm này dường như cảm ứng sự chịu đựng một phần các tế bào dị sinh. Sử dụng hỗn hợp tế bào sừng với số lượng tế bào tự thân thấp sẽ làm giảm đáng kể thời gian cần để tăng trưởng đủ số tế bào cho tự ghép [34;41;92].

Sự bám dính của các tấm biểu bì vào nền vết thương phụ thuộc vào sự bám dính của các tế bào sừng với laminin-5 của màng cơ bản thơng qua integrin 3 [94]. Sự tái tổng hợp màng cơ bản bị hư hỏng hoặc bị mất của các tế bào sừng cần sự tương tác với trung bì và khả năng thay đổi rất lớn nếu trung bì bị phá hỏng. Để phân bào, các tế bào sừng cần các nhân tố như là KGF (FGF-7) do nguyên bào sợi trung bì sản xuất. Do đĩ, sự tái tạo biểu bì kém nếu thiếu trung bì. Các tơ neo hồi phục chậm làm cho biểu bị bị phồng giộp [33].

Một vấn đề nữa là các tấm biểu bì tăng trưởng invitro mỏng manh và khĩ

chuyển vào vết thương. Vấn đề này được khắc phục bằng cách dùng vật mang như các tấm collagen, đồng polymer polyethylene glycol terephthalate (PEGT) / polybutylene terephthalate (PBT) hay fibrin. Khi sử dụng các hạt gelatin lợn cĩ diện tích bề mặt lớn, các tế bào gốc biểu bì sẽ tăng sinh nhanh hơn và cho phép ghép các tế bào sừng vào vết thương trong vịng 10 ngày.

24

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng tế bào sừng tự thân qua nuôi cấy điều trị bỏng sâu ở trẻ em (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)