III. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may
2. Nội dung của đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam
2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất xã hội. Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động.
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội, người lao động không những là một yếu tố của q trình đó mà còn là yếu tố quan
trọng tác động có tính chất quyết định vào việc phát huy đồng bộ và có hiệu quả các yếu tố khác. Nếu chúng ta có nhà xưởng, có nguyên vật liệu, có máy móc thiết bị nhưng thiếu bàn tay con người thì chúng ta cũng khơng thể có sản phẩm cung cấp cho xã hội. Như vậy, nguồn nhân lực là một tài sản quý giá của doanh nghiệp. Do đó, trong q trình phát triển, mỗi doanh nghiệp phải phát huy được hiệu quả của nguồn nhân lực của mình, đồng thời ngày càng nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt là với các doanh nghiệp ngành dệt may vốn có đặc điểm là sử dụng nhiều lao động cho nên vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực rất được quan tâm.
Hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao...Các hoạt động này có thể xen kẽ, có thể tách biệt, có thể trước, có thể sau tuỳ vào đặc điểm nghề nghiệp, quy mô của doanh nghiệp.
Có thể nói rằng lực lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp không đông về mặt số lượng nhưng lại có tính quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Trước đây, một quan niệm đã ăn sâu vào xã hội đó là: cán bộ quản lý là những người đi lên từ công nhân, người lao động; chỉ những người có tích luỹ từ kinh nghiệm thì mới quản lý được. Quản lý khơng phải là một nghề. Đó là một quan niệm lỗi thời đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, người quản lý trong mỗi doanh nghiệp không chỉ thực hiện những cơng việc “thành tên” mà cịn phải năng động sáng tạo trong những cơng việc, những tình huống khó khăn, nhạy cảm. Do đó, nếu người quản lý khơng học tập, khơng nâng cao nhận thức, trình độ của mình thì khó đứng vững và đi lên được trong nền kinh tế thị trường. Việc đầu tư cho đào tạo cán bộ quản lý thơng qua các chi phí cho tham gia hội thảo, tham quan thực tế, đào tạo ngắn hạn, dài hạn nghiệp vụ quản lý... Đây là những chi phí khơng lớn nhưng hết sức quan trọng.
Đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học: Với việc khoa học phát triển như vũ bão, các doanh nghiệp cần phải thích nghi với điều kiện mới để có thể cạnh
tranh và vươn lên. Việc đầu tư cho cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học là một trong những nhiệm vụ vô cùng cấp bách của các doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hiện nay. Họ sẽ là người đem lại tri thức mới và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần khơng ngừng cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên bỏ ra một phần thích đáng trong lợi nhuận của mình để đầu tư cho hoạt động này.
Đào tạo tay nghề cho công nhân. Đây là lực lượng ảnh hưởng mạnh của công tác đào tạo cả về chất lượng lẫn số lượng. Đào tạo cơng nhân có thể diến ra ở trường đào tạo, cũng có thể đào tạo ngay khi lao động sản xuất. Trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển như vũ bão địi hỏi tay nghề cơng nhân phải vững và kịp thời thích ứng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ. Điều đó địi hỏi q trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân là một tất yếu khách quan.