Đầu tư khác: đầu tư hàng tồn trữ, xử lý môi trường

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 67 - 69)

II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam

3. Cơ cấu vốn đầu tư

3.6. Đầu tư khác: đầu tư hàng tồn trữ, xử lý môi trường

3.6.1. Đầu tư xử lý môi trường:

Chế độ kiểm soát nhập khẩu hàng dệt may bằng hạn ngạch từng bước được cắt giảm cho đến khi bãi bỏ hoàn toàn vào 31/12/2004 theo Hiệp định hàng dệt và may mặc (ATC) được tổ chức thương mại thế giới (WTO) xác định cho các nước thành viên của tổ chức, theo đó các nước cơng nghiệp đương nhiên sẽ tăng cường các loại hàng rào phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu sản phẩm từ các nước đang phát triển như yêu cầu về nhãn mác và sinh thái, yêu cầu về môi trường và điều kiện lao động, yêu cầu về chống phá giá, ... Đây cũng là vấn đề rất khó khăn cho các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam trong mối tương quan thực lực với các nước xuất khẩu hàng dệt may đàn anh trong khu vực. Mặt khác, vì mơi trường chung của tồn thế giới, vì thế hệ tương lai tồn cầu đang địi hỏi phải khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý không gây tác động xấu tới môi trường sống của trái đất, địi hỏi phải có các biện pháp tích cực trong bảo vệ môi trường.

Thực trạng môi trường ngành dệt may nước ta trong những năm qua được đánh giá tổng quát như sau:

- Về nước thải: phần lớn không tiến hành xử lý nước thải, đang thải trực tiếp ra sơng với nước thải có độ kiềm cao, màu đậm và chứa trong nước thải một tải lượng các chất hữu cơ và vơ cơ có tính độc đối với cá, quần thể sinh vật và ô nhiễm môi trường đất. Nước thải của các công ty bị ô nhiễm do các chỉ tiêu COD, BOD5 và các cặn quá tiêu chuẩn cho phép.

Một số công ty dệt may như dệt Nha Trang, cơng ty dệt Đơng Nam có xử lý sơ bộ nên đỡ gây ô nhiễm môi trường hơn.

dệt Phước long, công ty dệt Phong Phú, công ty dệt Thành Công, công ty dệt 8/3 Hà Nội...

- Về bụi: Trong q trình cơng nghệ dệt ở các khu vực bụi bông, dệt, bụi than do thiết bị công nghệ lạc hậu gây nên ảnh hưởng đến môi trường lao động và khu dân cư (đặc biệt là Nam Định, Vĩnh Phú, Hà Nội, tp Hồ Chí Minh).

- Về hơi khí độc: Chủ yếu là NaOH, CO, CO2, CI2 từ tẩy nhuộm, in hoa, lị ga, hố chất mài quần áo bò gây ra nhiễm cục bộ từng khu vực.

- Về tình hình khí hậu: ở các phân xưởng nhiều nhà máy làm việc công suất lớn, tốc độ cao, nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn quy định.

- Về ánh sáng và tiếng ồn: ánh sáng nhìn chung đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Tiếng ồn ở khu vực máy dệt cũ cao hơn tiêu chuẩn cho phép

- Về chất thải rắn: Chủ yếu là xỉ than, bìa cáctong, sợi bơng, giẻ lau, rác thải. Các thành phần môi trường này được các công ty xử lý tốt. Nhưng riêng các loại thuốc nhuộm, chất trợ, hố chất tồn kho khơng thể sử dụng được cho đến nay chưa có biện pháp xử lý.

- Về đất: Một số cơng ty có thuận lợi do độ cao so với mặt biển. Nhưng cũng cịn nhiều cơng ty ở tình trạng mặt bằng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước khi mưa to, nước ngầm ở độ sâu dưới 60 met nhiễm bẩn NO2, đất bị ô nhiễm.

- Về cơ sở hạ tầng: do thiếu vốn sửa chữa, xây dựng cơ bản nên nhiều công ty nhà xưởng xuống cấp, hệ thống đường đi bong lở nhiều, hệ thống thoát nước ngầm bị ơ nhiễm, cặn chất thải khơng thốt được gây ô nhiễm môi trường.

Từ năm 1998, Tổng cơng ty dệt may Việt Nam có 11 dự án xử lý nước thải được triển khai lập nghiên cứu khả thi và dàn xếp nguồn vốn ODA để có thể triển khai vào các năm tiếp theo. Tổng số vốn cho 11 dự án này khoảng 20 triệu USD, tương đương 280 tỷ đồng vào thời điểm đó. Trong đó vốn đối ứng của Việt Nam dự kiến 140 tỷ đồng, chiếm 50% tổng vốn đầu tư. Đến nay, Tổng công ty tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thành viên của mình thực hiện hàng loạt các hoạt động nhằm bảo vệ mơi trường. Năm 2001, Tổng cơng ty đã có văn bản u cầu tất cả các doanh nghiệp lập dự án khả thi xử lý nước thải và đã có 5 dự án

đang hồn thiện và trình duyệt, đồng thời tiếp tục phối hợp với công ty tư vấn APAVE hoàn thành dự án giảm phát thải CFC (nguồn vốn ODA của Pháp) trong hệ thống điều hồ khơng khí. Cũng trong năm này, dự án xử lý nước thải tại khu Nam Hà Nội, với tổng mức vốn đầu tư 75 tỷ đồng, hiện đã được UBND thành phố Hà Nội đồng ý chủ trương cho xây dựng, nhưng chưa có văn bản chính thức về cấp đất xây dựng. Tổng công ty cùng các ban, ngành của thành phố Hà Nội đang triển khai đo đạc để lên mặt bằng quy hoạch tổng thể của khu đất, dự án được chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển thành phố Hà Nội thẩm định về dự án công nghệ và chuyển về quỹ hỗ trợ phát triển trung ương thẩm định bước tiếp theo.

Việt Nam đã ban hành luật môi trường và các tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường nên việc đầu tư xử lý môi trường khơng chỉ là vấn đề chủ quan mà cịn là một thực tế khách quan đối với các đơn vị của ngành dệt may sao cho đến năm 2005 tất cả mọi chất thải từ các nhà máy dệt cần được xử lý đúng theo tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường sinh thái xung quanh.

3.6.2. Đầu tư hàng tồn trữ:

Do hàng dệt may là mặt hàng có tính thời trang nên các doanh nghiệp ln tìm cách bán hết số hàng tồn đọng chứ khơng hề có ý định dự trữ hàng hố. Thơng thường các doanh nghiệp chỉ dự trữ các nguyên phụ liệu dệt may như bông, thuốc nhuộm... để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường. Hoặc doanh nghiệp kịp thời đáp ứng những nhu cầu của các đơn đặt hàng lớn sắp tới.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)