Nâng cao kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 71 - 73)

III. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may

1. Kết quả đạt được

1.2. Nâng cao kim ngạch xuất khẩu

Trong quá trình đổi mới, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới và khu vực, lĩnh vực kinh tế đối ngoại ngày càng đóng vai trị quan trọng. Trong đó, hoạt động ngoại thương đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua là một trong những ngành đóng góp to lớn cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ năm 1995 đến nay, xuất khẩu dệt may luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thơ.

Bảng 11: Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao qua các năm

(đơn vị: triệu $)

Sản phẩm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Dầu thô 5200 7255 8759 9356 11490 3503 3125,6

Giày dép 296 530 965 960 1406 1465 1559,5

Gạo 538 868 891 1024 1030 668 624,7

Thuỷ sản 621 652 781 850 982 1479 1777,6

Nguồn tổng cục hải quan

Hiện nay, dệt may là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (dệt may chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu). Xuất khẩu dệt may trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước, đáp ứng cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Đây là một thành tựu hết sức to lớn của ngành công nghiệp dệt may nước ta trong gia đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế còn đang phát triển, mức độ hội nhập của nền kinh tế chưa cao thì thành tựu này của ngành dệt may góp phần quan trọng trong việc nâng mức xuất khẩu đầu người của nước ta lên cao trong nỗ lực phấn đấu đạt mức của một nước có nền ngoại thương tương đối phát triển, cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.

1.3. Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã hàng hoá

Hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước chuyển biến đáng kể, đã đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm dệt may ngày một đa dạng, chất lượng ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng.

Trong ngành Dệt, tỷ trọng các mặt hàng sợi chất lượng cao mà trước đây Việt Nam chưa có như: polyeste pha bơng với nhiều tỷ lệ khác nhau tăng nhanh, các loại sợi 100% pholyeste, nhiều mặt hàng Dệt chất lượng cao cũng có mặt trên thị trường Việt Nam. Nhiều mặt hàng thích hợp với khí hậu nhiệt đới đã giành được uy tín trong và ngồi nước. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là những mặt hàng thuộc nhóm giá thấp, trung bình, tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao thấp, vẫn phải nhập khẩu.

Cơ cấu sản phẩm may công nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể, từ chỗ chỉ may quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà, đồng phục học sinh... đến nay ngành may đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu khó tính như: quần áo thể thao, đồ jean...

Một số mặt hàng may mặc của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng bằng hoặc hơn hàng dệt may Thái lan và một số nước trong khu vực. Đồng thời lại có lợi thế về giá nhân cơng thấp nên hàng dệt may Việt Nam có ưu thế cạnh tranh về giá. Nhưng do thiết bị chun dùng hiện đại cịn ít, cịn nhiều ngun tác thủ cơng nên một số mặt hàng phức tạp như áo khoác dạ, complet... mới có ít doanh nghiệp may làm được mặc dù khách hàng có nhu cầu đặt hàng.

Với thị trường trong nước, do đời sống người dân được nâng cao, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động thời trang, đã kích thích được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hướng khuynh hướng thời trang của người Việt Nam phù hơp với xu hướng thế giới. Chất lượng, kiểu dáng, cỡ số, màu sắc, chất liệu hàng may mặc ngày càng phù hợp với người Việt Nam. Chủng loại mặt hàng ngày càng đa dạng từ áo sơmi, quần âu đến áo váy, complet, quần áo dệt kim... Hàng loạt các hội chợ, triển lãm, “show” trình diễn, các cuộc thi thiết kế mẫu thời trang được tổ chức. Người tiêu dùng Việt Nam đã tin dùng, đã có thói quen dùng hàng may sẵn của Việt Nam.

Nhìn chung hàng dệt may Việt Nam đã được nâng cao cả về tính đa dạng và chất lượng, tuy nhiên để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và ngay tại thị trường trong nước thì đầu tư vào ngành dệt may cần được chú trọng hơn nữa cả về số lượng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)