Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 95 - 99)

IV. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành dệt may

5. Giải pháp về thị trường

Phối hợp tốt giữa các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị có liên quan để có thể xây dựng hệ thống mạng xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, Mỹ... tìm kiếm, thăm dò các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông, v.v...

Về thị trường nội địa cần xác định các mặt hàng trọng điểm, mũi nhọn cần chiếm lĩnh.

Các doanh nghiệp dệt may cần tăng cường các thông tin về thời trang, hướng dẫn thị hiếu xã hội vào sản phẩm của ngành dệt may trong nước, kích thích sự phát triển của ngành. Định hướng thời trang Việt Nam là kết hợp hài hoà bản sắc dân tộc Việt Nam và xu hướng thời trang thế giới.

Các doanh nghiệp dệt may cần coi trọng việc thiết kế mặt hàng với mẫu mốt phù hợp, sưu tập các bộ mẫu theo từng mùa như phương pháp kinh doanh của các tập đoàn phân phối dệt may trên thế giới.

Đặc biệt phải chú trọng thương hiệu gắn liền với phong cách, văn hoá và truyền thống của công ty không chỉ ở thị trường nội địa mà còn tại các thị trường xuất khẩu.

Khai thác tốt các phần mềm tin học, các phương tiện thông tin hiện đại trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh đặc biệt là phương pháp kinh doanh trên mạng.

6. Một số kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

6.1. Về phía Nhà nước

Ngành dệt may nước ta trong những năm qua đã có những bước phát triển

ban đầu rất quan trọng, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ...Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam phát triển như:

giá nhân cơng thấp, vị trí địa lý thuận lợi cho vận tải quốc tế, được chính phủ, các bộ ngành, các cơ quan quản lý... khuyến khích, tạo điều kiện nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Do vậy, để phát triển ngành dệt may tạo thế cạnh tranh trên thị trường thế giới vẫn cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan có chức năng. Để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư nói riêng và ngành dệt may nói chung phát triển với tốc độ cao thì những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đóng góp một vai trị vơ cùng quan trọng.

Như chúng ta đã biết, bài học kinh nghiệm được thừa nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới về thành công trong phát triển kinh tế thông qua chiến lược hướng ngoại, dựa vào xuất khẩu của các nước ASEAN là có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, đã tạo ra và duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mơ. Ngồi việc lợi dụng các lợi thế tương đối có sẵn của mình, điều quan trọng nhất là họ đã tạo ra cơ sở, tiềm năng vững chắc cho xuất khẩu trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất nội địa, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong nước, điều chỉnh kịp thời cơ cấu xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế bằng chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó, phải kể tới sự thành cơng trong phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ với các chính sách tiền tệ...

Để góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may nước ta trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn nữa, xin đưa ra một số kiến nghị về các chính sách như sau:

6.1.1. Về chính sách tài chính và thuế

Cho phép sử dụng vốn ngân sách cho các dự án quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch cụm công nghiệp dệt, cho xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới, cho đào tạo và tất cả mọi hoạt động của các viện và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành.

Cho phép sử dụng vốn ODA không thêm điều kiện vay lại và một phần vốn đối ứng đặc biệt ưu đãi (vay 12-15 năm, 2-3 năm ân hạn, lãi suất 0-1% năm) cho các chương trình phát triển cây bông, trồng dâu nuôi tằm XLNT và giải quyết vốn đối ứng xây dựng hạ tầng cho các cụm cơng nghiệp dệt mới.

Đề nghị chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước được mua trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc các tổ chức tài chính nước ngồi.

Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh phát triển cần được cấp vốn lưu động phù hợp với tốc độ phát triển. Đối với các dự án mới được cấp 30% vốn từ ngân sách nhà nước và cấp đủ vốn lưu động theo quy định.

Doanh nghiệp dệt may sử dụng lợi tức để đầu tư thì được miễn thuế lợi tức tương ứng với phần đầu tư. Đối với tổng công ty dệt may Việt Nam đề nghị chính phủ cho để lại phần thu sử dụng vốn và thuế thu nhập (thuế lợi tức) doanh nghiệp trong 10 năm từ 2001-2010 để đầu tư coi như vốn ngân sách cấp (khoảng 1000 tỷ đồng).

Chính sách thuế cần được đổi mới theo hai hướng: giảm bớt mức độ bảo hộ nhằm tăng cường tính sáng tạo, thúc đẩy sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời ưu đãi đối với các hoạt động liên quan đến xuất khẩu trực tiếp, mua nguyên liệu, bán thành phẩm, tận dụng nguyên liệu trong nước, xuất khẩu sang thị trường mới, khai thác các thị trường còn hạn hẹp.

áp dụng thuế suất VAT 5% cho các sản phẩm sợi và vải trong vòng 5 năm (2001-2005). Miễn thuế VAT đối nguyên phụ liệu, hố chất, thuốc nhuộm.

6.1.2. Về chính sách đối với người lao động

Chính phủ nên cải cách chế độ tiền lương, sửa đổi quy định về mức độ độc hại đối với lao động ngành dệt may. Đề nghị chính phủ có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp nhà nước ngành dệt may giải quyết lao động đã đủ thời gian công tác đối với nam 55 tuổi trên 30 năm công tác, với nữ 50 tuổi với 25 năm cơng tác có thể giải quyết nghỉ chế độ hoặc nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thể giải quyết nghỉ sớm với phần đền bù về lương.

áp dụng nghị định 23/ CP cho các doanh nghiệp có nhiều lao động nữ. Vì ngành dệt may sử dụng nhiều lao động nhưng lợi nhuận lại thấp nên đóng kinh phí cơng đồn 2% trên lương thực trả là quá cao, đề nghị cho đóng 2% lương cấp bậc.

6.1.3. Về ưu đãi đầu tư

thành phố cấp đất (khơng thu phí) để xây dựng các cụm cơng nghiệp dệt may nói trên.Các tỉnh thành phố phối hợp với tổng công ty dệt may Việt Nam xây dựng hạ tầng và quy hoạch sản xuất ở các cụm này. Đối với doanh mới thành lập trong các cụm này được hưởng chính sách ưu đãi cụ thể là: giảm 50% phí hạ tầng trong 5 năm đầu, miễn thuế thu nhập (thuế lợi tức) trong 5 năm đầu và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo.

Kêu gọi rộng rãi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Riêng đối với ngành may xuất khẩu cần ưu tiên trong việc thành lập các liên doanh may xuất khẩu vào thị trường Mỹ và cam kết Quata vào Mỹ (nếu có) tương ứng với số thực xuất trong các năm được hưởng chế độ phi Quata. Đề nghị chính phủ nên tham khảo ý kiến của Hiệp hội dệt may Việt Nam về chính sách đối với đầu tư nước ngồi vào ngành dệt may.

Đối với các dự án của VINATEX, đề nghị chính phủ uỷ quyền cho Hội đồng quản trị tổng công ty dệt may Việt Nam được xem xét quyết định về việc mua may đã qua sử dụng. Uỷ quyền cho Hội đồng quản trị chỉ định thầu và duyệt giá đối với các thiết bị mua thẳng từ nhà chế tạo.

6.1.4. Về thương mại và hải quan

Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là hướng mạnh ra xuất khẩu, đồng thời chiếm lĩnh thị trường nội địa. Do vậy, để mục tiêu này được thực hiện tốt trong thời gian tới, các cơ quan có chức năng cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

- Ưu tiên phân bổ quata cho các đơn hàng FBO sử dụng nguyên liệu nội địa. Hiệp hội dệt may Việt Nam được tham gia việc thảo luận xây dựng các quy chế phân bổ quata.

- Cho phép viện kinh tế kỹ thuật dệt may được phối hợp cùng cơ quan hải quan và cơ quan thuế để áp dụng mã thuế phù hợp đối với các loại nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu cho ngành dệt may.

phương với các nước để mở rộng thêm thị trường mới

- Đưa vào vận hành quỹ hỗ trợ xuất khẩu và mở rộng đối tượng hỗ trợ. Có chính sách cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu vào thị trường mới và doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm mới.

- Cần đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên phụ liệu, nhập hàng mẫu, nhập bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây khó khăn ho các doanh nghiệp. Đồng thời xem xét lại chế độ phụ thu trong xuất nhập khẩu hàng dệt may vì chế độ này làm tăng giá hàng hoá.

- Các cơ quan có chức năng cần tăng cường công tác tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mỗi thị trường xuất có những đặc thù khác nhau, đặc biệt là những quy định đặc thù liên quan đến thủ tục nhập khẩu vào các thị trường đó như: quy định về tính phí hải quan, vấn đề thực hiện luật chống phá giá, cách tính thuế nhập khẩu.

Tại Việt Nam, ngành May được xếp vào nhóm ngành có khả năng cạnh tranh, ngành Dệt được xếp vào nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Song đặt trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì khả năng của cả ngành Dệt và ngành May của Việt Nam còn hạn chế. Trong khi nhấn mạnh sự nỗ lực của ngành như yếu tố cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thì cũng cần thấy sự hỗ trợ phát triển của Nhà nước. Khi tham gia đầy đủ các quan hệ quốc tế với những ràng buộc của các định chế cam kết như: hiệp định liên sợi, cam kết của các thành viên AFTA...Sự trợ giúp của Nhà nước thông qua bảo hộ bằng thuế khơng cịn nữa, sự bảo trợ bằng hình thức phi thuế quan cũng hết sức hạn chế. Bởi vậy, “bảo hộ” bằng các chính sách kinh tế, hành chính của Nhà nước và các cơ quan có chức năng là tất yếu. Có như vậy ngành dệt may mới thực sự được tạo điều kiện để phát triển, hội nhập.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 95 - 99)