Quan điểm xây dựng chiến lược đầu tư phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 80 - 82)

II. Quan điểm xây dựng chiến lược đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.

1. Quan điểm xây dựng chiến lược đầu tư phát triển của ngành dệt may Việt Nam

Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng định hướng đầu tư vào bất kỳ một ngành, một lĩnh vực cụ thể hay một doanh nghiệp nào là phải dựa vào các căn cứ, định hướng phát triển lâu dài của Nhà nước, của ngành. Các căn cứ này được xây dựng một cách khoa học và có tính lâu dài đối với sự phát triển của quốc gia. Có như vậy mới đảm bảo cho kết quả đầu tư mang lại lợi ích cho cả đất nước, cộng đồng và doanh nghiệp.

Với ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, là một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn của đất nước, do đó khi xây dựng phương hướng đầu tư càng nhất thiết phải tuân theo nguyên tắc cơ bản này. Đây là một số căn cứ cơ bản không thể bỏ qua khi xây dựng định hướng đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may.

Thứ nhất: Đầu tư theo hướng đa dạng hoá các thành phần kinh tế

Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng. Ngành công nghiệp dệt may cũng được định hướng phát triển theo quan điểm đó. Đa dạng hố các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành dệt may như vậy mới phát huy được mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành, đặc biệt là vào công nghiệp Dệt và đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bơng.

Trong sự phát triển đa dạng hố các thành phần kinh tế, Tổng công ty đại diện cho Nhà nước ln phải đóng vai trị chủ đạo, định hướng phát triển để các thành phần khác phát triển theo.

Thứ hai: Đầu tư phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam hướng về xuất khẩu

Khi Việt Nam gia nhập AFTA vào 2006, sản phẩm dệt may hoà nhập trở lại theo nguyên tắc chung của WTO sẽ tạo ra những thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam trong việc xuất khẩu. Hướng mạnh hàng dệt may ra xuất khẩu,

chiếm lĩnh thị trường là một bước quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh tốt cần nâng cao giá trị sản phẩm dệt may Việt Nam.

Thứ ba: Đầu tư phát triển công nghiệp dệt may trong tổng thể quy hoạch phát

triển nền kinh tế đất nước.

Phát triển ngành công nghiệp dệt may cần gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, đồng thời góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

Công nghiệp dệt may là ngành sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp như bông, tơ tằm, trong chiến lược phát triển của mình, cần phải xác định hướng phát triển là gắn liền với sự phát triển ngành nơng nghiệp, tạo cho mình một cơ sở nguyên liệu thích hợp và ổn định. Bên cạnh đó, phát triển cơng nghiệp dệt may còn gắn liền với sự phát triển của hàng loạt các ngành công nghiệp khác như: hoá chất, hoá dầu để tạo ra các loại nguyên liệu tổng hợp, nhân tạo, các loại hoá chất, hoá dầu để tạo ra các loại nguyên liệu tổng hợp, nhân tạo, các loại hoá chất, thuốc nhuộm... Vì vậy, khi xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển ngành cần có sự liên kết chặt chẽ giữa ngành công nghiệp dệt may với các ngành khác và tổng thể nền kinh tế xã hội.

Thứ tư: Đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng chun mơn hố cao, sử

dụng công nghệ hiện đại

Đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam theo hướng chun mơn hố cao, sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần phải đầu tư chuyên sâu và làm chủ được một vài loại công nghệ để tạo ra những mặt hàng có chất lượng cao.

Trong giai đoạn 2001-2010, cơng nghiệp dệt may vẫn giữ vị trí trọng yếu trong cơ cấu kinh tế quốc dân của Việt Nam. Sự phát triển của ngành vừa hướng tới mục tiêu kinh tế, vừa gắn với mục tiêu xã hội.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)