Giải pháp về tài chính và vốn:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 88 - 90)

IV. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành dệt may

1. Giải pháp về tài chính và vốn:

Công nghiệp dệt may là một ngành cơng nghiệp khơng địi hỏi đầu tư ban đầu lớn như các ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp nhẹ khác. Trong cùng ngành sản xuất hàng tiêu dùng, đầu tư để tạo việc làm cho một cơng nhân trong ngành Giấy trung bình khoảng 1500-2000 USD. Trong khi con số này của ngành dệt là khoảng 1000 USD, ngành May con số này còn thấp hơn, vào khoảng 600-700 USD.

Nói như vậy khơng có nghĩa là để phát triển ngành công nghiệp dệt may hiện đại thì chỉ cần một lượng vốn đầu tư khơng đáng kể. Với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn đầu CNH-HĐH đất nước, vốn cho đầu tư phát triển rất thiếu, rất cần thiết. Do vậy, tìm giải pháp về vốn cho đầu tư phát triển là một vấn đề lớn và cấp thiết.

Theo quyết định 55/ 2001/ QĐ- TTg, để triển khai chiến dịch tăng tốc của ngành dệt may cần khoảng 35000 tỷ đồng tiền vốn cho đến năm 2005 và 30000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006- 2010. Các giải pháp chính về vốn như sau

- Huy động mọi nguồn lực tự có như khấu hao cơ bản, vốn có được bằng bán, khốn, cho th các tài sản khơng dùng đến giải phóng hàng tồn kho, huy động từ CBCNV,...

- Các doanh nghiệp cần nghiên cứu cổ phần hoá, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và kêu gọi đầu tư nước ngoài, đầu tư từ các thành phần kinh tế khác trong nước nhằm huy động mọi nguồn vốn của mọi thành phần.

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị có liên quan để sử dụng tốt nguồn vốn ngân sách cho các chương trình quy hoạch phát triển đã được phê duyệt như quy hoạch các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp dệt may.

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị có liên quan để sử dụng tốt nguồn vốn ngân sách cho các trường đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành để có thể chuẩn bị tốt nguồn lực cho quy hoạch phát triển.

- Khai thác, sử dụng tốt nguồn vốn ODA hoặc đặc biệt ưu đãi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà máy xử lý chất thải, hoặc hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp dệt may khó khăn về tài chính, phải di dời, vv.

Đối với ngành dệt đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn nên khuyến khích đầu tư nước ngồi dưới mọi hình thức: liên doanh, cổ phần, 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngành dệt cũng cần có sự đầu tư chủ đạo của Nhà nước.

nước ngồi, do các doanh nghiệp May khơng cần vốn lớn, có thể thu hút vốn cổ phần trong nước. Đồng thời có thể giảm bớt sức ép cạnh tranh khi năng lực ngành May đã dư thừa, thị trường tiêu thụ lại đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, để cơng nghiệp May thực sự hướng tới xuất khẩu thì vai trị của các cơng nghệ May vốn nước ngoài là cần thiết. Sản phẩm may của các doanh nghiệp này với ưu thế về công nghệ, nguyên liệu, mẫu mã sẽ mở đường cho sản phẩm may với nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhưng cần có chính sách để các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các mặt hàng mới, phức tạp mà các doanh nghiệp hiện chưa sản xuất được, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi tìm kiếm thị trường phi hạn ngạch.

- Thu hút sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức môi trường thế giới đầu tư vào các “sản phẩm cơng nghiệp xanh và sạch” nhằm khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp Dệt trong việc tìm kiếm nguồn vốn để thay đổi công nghệ dệt- nhuộm theo các quy định của ISO 9000 và ISO 14000. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức môi trường quan tâm đến vấn đề này mà các nước xuất khẩu dệt trong khu vực như ấn Độ, Nepan đã áp dụng là một kinh nghiệm tốt cho Việt Nam

Đề nghị Chính phủ có chính sách bảo lãnh cụ thể cho các doanh nghiệp dệt may vay tín dụng từ nhà nước cung cấp, từ các tổ chức tài chính ngân hàng, thuê tài chính, vay thương mại, v.v..

Khi vốn đã được huy động thì quá trình đầu tư phải đảm bảo được thực hiện hiệu quả, phù hợp và cân đối trên toàn ngành và trong mối liên hệ với các ngành khác có liên quan. Cần ưu tiên đầu tư vốn cho ngành Dệt để tiến tới tự giải quyết nguyên liệu dệt, hạn chế nhập nguyên liệu. Như vậy phải chọn lọc trong đầu tư, xem xét vốn bỏ vào mua sắm loại thiết bị gì để liên doanh khai thác, sản phẩm đó bán được trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)