II. Quan điểm xây dựng chiến lược đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.
2. Nội dung định hướng đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010
Ngày 23/4/2001 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 55/2001/QĐ- Ttg phê duyệt “ Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010”. Mục tiêu của chiến lược “tăng tốc” đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 là phát triển ngành dệt may Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm. Mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư nhằm đạt 3 mục tiêu quan trọng
- Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu theo định hướng của Nhà nước với tốc độ bình quân cứ sau 5 năm tăng gấp đôi
- Tăng tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm từ 25% lên 75% để được hưởng ưu đãi thương mại quốc tế.
- Tạo thêm việc làm cho hàng triệu lao động, phấn đấu đến năm 2010 có từ 4 đến 4.5 triệu lao động.
Một số chỉ tiêu phát triển và phân bổ cho tổng công ty dệt may Việt Nam Mục tiêu cụ thể của chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may được thể hiện qua bảng sau
Bảng 13: Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2005 Tăng trưởng BQ 01-05 Năm 2010 Tăng trưởng BQ 06-10 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 12000 16.8 19000 9 Doanh thu Tỷ đồng 16200 15.4 26000 9.3 Kim ngạch XK Triệu USD 4000 13.2 7000 11 Lao động 1000 3000 12 4000 5.7
người
Nguồn tổng công ty dệt may Việt Nam
Từ những quan điểm và mục tiêu về sản xuất hàng dệt may trên, Vụ KH- ĐT Bộ công nghiệp đã xác định định hướng đầu tư phát triển ngành dệt may từ nay đến năm 2010 như sau:
Đối với ngành Dệt, bao gồm: sản xuất nguyên liệu dệt, sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, mục tiêu là:
- Kinh tế Nhà nước làm nịng cốt, giữ vai trị chủ đạo, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư trực tiếp tham gia lĩnh vực này.
- Đầu tư phát triển gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng các cụm cơng nghiệp sợi, dệt, in nhuộm hồn tất.
- Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, trình độ chuyên mơn hố cao. Chú trọng cơng tác đầu tư thiết kế các sản phẩm mới, khẳng định uy tín, nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thế giới.
- Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng, tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Đối với ngành May, mục tiêu được đề ra là:
- Nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp May. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành May.
- Đẩy mạnh công tác đầu tư thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may. Tập trung đầu tư cải tiến hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng nhằm tăng cường nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm May Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Đồng thời tập trung đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm cung cấp cho ngành dệt may để có thể đạt được chỉ tiêu giá trị sử dụng nguyên liệu phụ liệu nôị địa năm 2005 là 50% và năm 2010 là 75%.
Khuyến khích mọi hình thức đầu tư phát triển cơ khí dệt may, tiến tới cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước.
Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, theo tính tốn của Vụ KH-ĐT Bộ cơng nghiệp cùng Tổng công ty dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2010 cần tổng vốn đầu tư là 65000 tỷ đồng, cụ thể như sau:
Bảng 14: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho dệt may Việt Nam đến năm 2010
(đơn vị: tỷ đồng)
Nhu cầu đầu tư 2001-2005 2006-2010 2001- 2010
Tổng vốn đầu tư 35000 30000 65000
Theo hình thức đầu tư
Vốn đầu tư mới 23200 20000 43200
Vốn đầu tư chiều sâu 11800 10000 21800
Theo hình thức vốn Vốn cho xây lắp 3000 25000 55000 Vốn cho thiết bị 20500 15000 35500 Chi phí khác 1750 1500 3250 Chi phí dự phịng 1750 1500 3250 Vốn lưu động 8000 6450 14450 Theo nguồn vốn VINATEX 12500 9500 22000 Nguồn khác 22500 20500 43000
Vốn đào tạo nguồn nhân lực 2800 2000 4800
Vốn đầu tư cho bông 1505
Vốn ngân sách 605
Vốn vay tín dụng đầu tư 600
Vốn tự huy động 300
Nguồn vụ KH-ĐT bộ công nghiệp
Từ nay đến năm 2010, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam dự kiến đầu tư 10 cụm công nghiệp dệt may mới. Kêu gọi các thành phần kinh tế đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, nhuộm, may, cơ khí dệt may...tại các cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may tại các địa phương sau:
1. Cụm công nghiệp dệt may Phố Nối B-tỉnh Hưng yên 2. Cụm công nghiệp dệt may Tiên Sơn- Bắc Ninh 3. Cụm công nghiệp dệt may Thái Bình
4. Cụm cơng nghiệp dệt may Nam Định
5. Cụm công nghiệp dệt may tại khu công nghiệp Lễ Mơn- Thanh Hố 6. Cụm công nghiệp dệt may Nhơn Trạch- Đồng Nai
8. Cụm cơng nghiệp dệt may Bình An- Bình Dương 9. Cụm cơng nghiệp dệt may Bến Lức-Long An 10. Cụm công nghiệp dệt may Cần Thơ
Quy mô của mỗi cụm công nghiệp bao gồm các nhà máy kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, may, sản xuất phụ liệu may, cơ khí dệt may...VINATEX sẽ đi cùng các địa phương chủ động đầu tư một số hạng mục cơng trình như: xây dựng cơ sở hạ tầng một vài cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng một số nhà máy tại cụm công nghiệp trên (chiếm 1/3 tổng nhu cầu vốn), đồng thời tích cực kêu gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Chương trình đầu tư giai đoạn 2001-2005: tập trung đầu tư cho hai cơng ty cơ khí dệt may phía Bắc và phía Nam đủ năng lực sản xuất phần lớn phụ tùng cho ngành, tiến tới lắp ráp một số máy ngành dệt.
Chương trình đầu tư giai đoạn 2006-2010: tiếp tục đầu tư để chính sách thể chế tạo một số máy ngành đặt để cung cấp cho thị trường trong nước và một phần xuất khẩu. Nhu cầu vốn đầu tư là 750 tỷ đồng
Xây dựng hai nhà máy sản xuất tơ, sợi polyeste công suất mỗi nhà máy 30.000 tấn/năm
Xây dựng 10 cụm công nghiệp dệt may mới như đã nêu ở trên, tổng vốn đầu tư mỗi cụm là 2.100 tỷ đồng.
Đầu tư 92 tỷ đồng cho nhà máy sản xuất vải không dệt
Đầu tư 600 tỷ đồng cho cụm công nghiệp sản xuất phụ liệu may