Đầu tư nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 61 - 67)

II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam

3. Cơ cấu vốn đầu tư

3.4. Đầu tư nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Bảo đảm nguyên phụ liệu là một trong những điều kiện quan trọng cho phát triển công nghiệp dệt may. Hơn nữa hiệu quả sản xuất của ngành phụ thuộc một phần quan trọng vào số lượng, chất lượng và giá cả nguyên liệu cung ứng. Thiếu một nguồn cung cấp nguyên, phụ liệu ổn định sản xuất sẽ khơng phát triển bền vững. Tuy đã có những chính sách về đầu tư phát triển nguyên liệu cho công nghiệp nhưng vẫn thiếu một chiến lược phát triển, toàn diện, đồng bộ trong nội bộ ngành dệt may và giữa các ngành.

Trước tiên ta hãy xem xét tình hình sản xuất và nhập khẩu bơng xơ của Việt Nam.

Bảng 8: Tình hình sản xuất và nhập khẩu bơng xơ của Việt Nam

(đơn vị: tấn)

Năm Sản xuất (bông xơ) Nhập khẩu

1998 2000 67880

1999 4500 77388

2000 6000 83880

2001 9000 107000

Nguồn Bộ kế hoạch đầu tư

Qua bảng số liệu trên, ta thấy hàng năm nước ta phải nhập khẩu một lượng bông xơ rất lớn để làm nguyên liệu cho ngành dệt. Số lượng bông xơ sản xuất được trong nước chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu về bơng xơ tồn ngành. Do vậy tiềm năng về bông xơ nước ta rất lớn. Tuy nhiên chất lượng bơng xơ sản

xuất ra có chất lượng khơng cao do trình độ kỹ thuật và cơng nghệ trồng bơng của nước ta cịn hạn chế so với mức trung bình của thế giới.

Biểu số 9: Giá thành sản xuất bông lai tại các vùng kinh tế nơng nghiệp Chi phí Đơn vị Dun hải NTB 99-00 Tây nguyên 99-00 ĐNB 99-00 ĐB SCL 00-01 Tổng chi phí 1000 Đ 4092 4250 4020 5845 Chi phí vận chuyển - 1842 1750 1620 2893 Lao động - 2250 2400 2400 2952

Năng suất Tạ/ha 140 150 180 2044

đơn giá 1000Đ/tấ n 5200 5200 5200 5500 Giá trị 1000Đ 7280 7800 9360 11242 Giá thành sản xuất bông hạt - 2923 2767 2233 2923

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy giá thành sản xuất bơng hạt dao động từ 2233 đến 2923 nghìn đồng, trong đó vùng Tây nguyên có giá thành thấp nhất và chênh lệch cao so với các vùng còn lại do điều kiện canh tác ở đây rất thuận lợi cho việc trồng bơng. Chính phủ đang nhanh chóng nghiên cứu đề án trồng bông tại Tây nguyên trong chiến lược phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2010 của ngành dệt may Việt Nam.

Về công tác nghiên cứu khoa học và chế biến bông xơ

Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố là cơ quan nghiên cứu khoa học của công ty Bông, đã và đang triển khai nhiều dự án nghiên cứu, lai tạo giống bông mới, giống kháng rầy và các biện pháp phòng chống sâu bệnh, sản xuất cung cấp cho nơng dân góp phần tăng vụ, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và sản lượng bông xơ phục vụ cho ngành dệt.

- Nhà máy chế biến bông Đắc Lắc đầu tư nâng công suất từ 4000 tấn bông hạt/năm lên 10000 tấn/năm.

- Nhà máy chế biến bơng Bình Thuận: cơng suất 8000 tấn/năm.

- Nhà máy chế biến bông Đồng Nai: đầu tư bổ sung và cải tạo tăng công suất lên 10000 tấn/năm.

- Nhà máy chế biến bông Nha Trang đầu tư cải tạo và mở rộng công suất 6000 tấn/năm.

Đối với đầu tư cho trồng dâu ni tằm.

Chính do đa dạng hố sản phẩm, ngành dâu tằm Việt Nam từ chỗ sản xuất vài trăm ngàn tấn tơ/năm lên hàng ngàn tấn/năm, sản lượng tăng nhanh, từ 91-95 đạt 1500 tấn sản phẩm vẫn tiêu thụ được. Giá tương đối ổn định: 200-220 USD/kg. Tơ cao cấp 3A đạt 250USD/kg-tương đương với tơ Trung Quốc. Đặc biệt khi tiêu thụ tơ cấp cao chậm thì mặt hàng tơ truyền thống thủ công cải tiến phát triển vẫn ổn định. Năm 94 là đỉnh cao thì năm 96 có giảm sút tơ máy, nhưng tơ truyền thống thiếu 70-75% và vùng sâu truyền thống phía Bắc hầu như khơng có sự thay đổi. Đến năm 1997, tơ máy lại có giá do nhu cầu tơ thế giới tăng thúc đẩy sản xuất phát triển giá tơ cấp thấp xấp xỉ 230 USD/kg và có tơ cấp cao giá cao hơn đã thúc đẩy vùng sản xuất kén nông thôn ổn định. Nông dân đã thấy hiệu quả và ổn định một số vùng để chuyên canh cây dâu tằm, thông qua sự tác động thị trường kén tơ. Năm 1997 là một năm rất khó khăn đối với tổng số công ty dâu tằm tơ Việt Nam. Cơng ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã phục hồi và bắt đầu phát triển. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, lao động và truyền thống của mình, chúng ta hy vọng ngành dâu tằm tơ Việt Nam sẽ phục hồi và phát triển.

Nhìn chung hiệu quả đầu tư phát triển nguyên liệu của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thời gian qua bao gồm đầu tư cho vùng trồng bông, trồng dâu nuôi tằm là tương đối thấp. Việc đầu tư này chưa phát huy được hết tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên và thiên nhiên ưu đãi của nước ta. Năng suất nuôi

trồng các loại vẫn chỉ đạt ở mức độ trung bình so với các nước trong khu vực. Một số mơ hình thí điểm đang triển khai có hiệu quả như mơ hình thâm canh xen vụ trồng bơng và đậu tỏ ra có hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được triển khai rộng khắp. Trong thời gian tới việc triển khai các mơ hình thí điểm thành cơng cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì chắc chắn hiệu quả đầu tư sẽ được nâng lên rõ rệt. Khi đó, sản phẩm sản xuất ra sẽ có được chất lượng tốt và góp phần đáng kể vào việc cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.

3.5. Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

Hiện nay các doanh nghiệp nước ta đang tích cực đầu tư tiếp thị mở rộng thị trường chủ yếu bằng nguồn vốn tự có. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại, ngoài doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước ta cũng đã thực hiện chi phí cho hoạt động này bằng nguồn vốn ngân sách.

Riêng thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 được dành 13 tỉ đồng từ ngân sách cho hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như dệt may, thuỷ sản, giầy dép... Đồng thời cung cấp cho các trung tâm nghiên cứu thị trường nguồn kinh phí hoạt động để có thể cung cấp thơng tin miễn phí cho các nhà đầu tư nước ngồi trước khi họ vào Việt Nam. Ngoài ra, trong năm nay toàn ngành đã được hỗ trợ trong việc làm thủ tục đầu tư đối với nước ngồi thơng qua cơ chế “một cửa” đồng thời các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng được tạo điều kiện thuận lợi về các chính sách thuế và tiền thuê đất.

Một thực tế đáng buồn là rất nhiều doanh nghiệp dệt may của ta nổi tiếng thị trường trong nước nhưng đến khi xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài lại phải thuê tên và thương hiệu của các hãng khác với giá cao nên doanh thu thực tế thu được lại rất thấp. Vì vậy, nhìn chung lĩnh vực đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường vừa thiếu lại vừa yếu.

các doanh nghiệp quan tâm trong việc tiếp cận với các thị trường lớn. Thương hiệu phải đạt được những tiêu chuẩn như dễ nhớ, dễ gọi, có ý nghĩa... và ln đi kèm với chất lượng và uy tín. Tuy nhiên, việc đầu tư cho thương hiệu hàng hoá để bước đầu tạo lòng tin đối với khách hàng đòi hỏi công sức, chất xám và đặc biệt là chi phí rất lớn. Do đó chỉ có những doanh nghiệp lớn mới đủ sức và dám đầu tư vào công tác này. Nhưng cái thu được khi đã có một thương hiệu uy tín sẽ lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, một mặt hàng có rất nhiều hãng cùng sản xuất do đó khách hàng rất khó lựa chọn sản phẩm trong muôn vàn sản phẩm được trưng bày. Xu hướng chung là họ thường chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín và quen thuộc nên nếu không tạo lập một thương hiệu cho sản phẩm của mình thì sản phẩm của doanh nghiệp rất khó cạnh tranh. Cơng ty may Thăng Long do sớm nhận thức được điều này, nên từ năm 95 họ đã chú ý đầu tư vào thương hiệu “thaloga” của mình và khi đã có chỗ đứng trên thị trường Mỹ thì doanh thu của họ đạt được là rất lớn.

Cũng với tiềm lực to lớn về vốn, thời gian gần đây Tổng công ty dệt may Việt Nam đã bắt đầu khai thác lĩnh vực đầu tư này và coi đó là một trong những lĩnh vực đầu trọng tâm của Tổng công ty trong thời gian tới. Hiện nay Vinatex đã mở văn phòng đại diện tại Newyork và Hồng kơng cùng rất nhiều văn phịng và chi nhánh nước ngoài. Từ nay các doanh nghiệp dệt may thuộc Tổng cơng ty sẽ có thể giới thiệu với khách hàng bằng chính thương hiệu của mình thơng qua các văn phịng đại diện của Tổng cơng ty đặt tại nước ngồi. Thơng qua đó họ có thể xuất khẩu các lơ hàng trực tiếp và thu về lợi nhuận cao hơn trước đây khi phải thông qua trung gian.

Trong những năm qua, các cuộc hội chợ quốc tế về dệt may và thời trang đã được tổ chức ở trong nước nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác làm ăn, mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp của ta đã mạnh dạn đem sản phẩm đi sang các hội chợ về dệt may được tổ chức ở nước ngoài để quảng bá và ký kết hợp đồng kinh tế. Thành công cũng nhiều và thất bại cũng khơng ít.

Song song với việc đầu tư để quảng bá sản phẩm mở rộng thị trường, các doanh nghiệp dệt may nước ta đã bắt đầu chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, nguồn nhân lực... để đưa sản phẩm của mình xứng tầm với những gì đã quảng bá đồng thời góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)