Nguồn vốn trong nước

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 45 - 48)

II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam

2. Thực trạng nguồn vốn đầu tư

2.1. Nguồn vốn trong nước

Có thể coi những bước phát triển của Tổng cơng ty dệt may Việt Nam là đại diện cho quá trình phát triển khu vực trong nước của ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex, nguồn vốn đầu tư được phân bổ trong Tổng công ty như sau:

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của VINATEX

Chỉ tiêu 1991- 1998

1999 2000 2001 2002

Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

400 107. 1

171.2 127 2698

Khấu hao cơ bản và tự bổ sung 581.5 76.7 125 262 420

Vay ngân hàng thương mại 1768.8 558. 9 1166 950 900 Ngân sách 6 8.6 24.1 30.2 ODA 170 180 229 81 - Tổng 979. 2 1699. 8 1444 .1 4048.2

Tốc độ tăng liên hồn (%) 18.3

8

13.47 5.6

Nguồn Tổng cơng ty dệt may Việt Nam

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có biến động lớn,

không theo chiều hướng nhất định, tăng từ 107,1 tỉ đồng năm 1999 lên 171.2 tỉ đồng năm 2000 và lại giảm xuống còn 127 tỉ đồng năm 2001. Tuy nhiên nguồn này tăng mạnh vào năm 2002 là 2698 tỉ đồng do Nhà nước hỗ trợ tín dụng mạnh cho các dự án đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp mới cùng với những dự án đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu. Cùng với sự cải tiến của hình thức tín dụng từ cấp phát sang cho vay theo chương trình dự án.

Đối với nguồn khấu hao cơ bản và vốn tự bổ sung đang có chiều hướng

tăng. Các doanh nghiệp đang dần thích nghi với mơi trường cạnh tranh, đã bắt đầu làm ăn có hiệu quả, có tích luỹ và tỉ lệ tái đầu tư trong mỗi doanh nghiệp ngày càng tăng.

Cũng từ bảng trên ta thấy nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho ngành dệt may. Nguồn vốn này thường là cho vay ngắn hạn với lãi suất cao. Mặc dù vậy nguồn

này vẫn bị đánh giá là quá nhỏ so với tiềm năng của nó. Hiện nay các doanh nghiệp đang rất cần có vốn để đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thậm chí bất chấp khó khăn các doanh nghiệp đã phải vay vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao để tiến hành đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư giảm, mức độ mạo hiểm cao thậm chí họ phải trả giá bằng chính sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Hiện nay cơ hội đầu tư đang rộng mở, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho các doanh nghiệp vay vốn nếu họ có phương án đầu tư tốt. Phạm vi các doanh nghiệp vay vốn khơng chỉ bó hẹp ở các ngân hàng thương mại trong nước mà cả các ngân hàng thương mại nước ngoài. Các doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa nguồn vốn này.

Trong chiến lược phát triển kinh tế mà Nhà nước đề ra, ngành dệt may được coi là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo và được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, khi cả nước tiến hành CNH- HĐH đất nước, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều cần vốn để đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách trở nên quá ít ỏi. Trong điều kiện chung như vậy, vốn ngân sách dành cho Tổng công ty dệt may Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chỉ chiếm khoảng 0.6% trong tổng vốn đầu tư cho tồn Tổng cơng ty. Nếu so sánh với tổng vốn đầu tư cho tồn ngành dệt may (Tổng cơng ty dệt may và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi) thì con số đó cịn nhỏ hơn nhiều. Lượng vốn này chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường... Các doanh nghiệp phải tự cố gắng không nên trông chờ vào nguồn vốn này.

Đối với nguồn vốn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lượng vốn đầu

tư ngày càng tăng góp phần tạo ra mơi trường cạnh tranh ngay trong nước. Một số doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của ngành.

Nguồn vốn nước ngoài duy nhất là ODA do các chính phủ, tổ chức tài

chính tiền tệ quốc tế và khu vực cho vay với lãi suất thấp. Nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư của Tổng công ty và thường khơng ổn định

qua các năm. Khó khăn thường gặp phải với nguồn vốn này là việc rút vốn phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ của các tổ chức cho vay, phải qua rất nhiều khâu, do vậy, thời gian thường kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của Tổng cơng ty. Và nguồn vốn này cũng địi hỏi Tổng cơng ty phải có vốn đối ứng kịp thời. Hơn nữa, các đối tác cho vay ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe trong khi mức lãi suất khơng giảm mà cịn có phần tăng. Chính vì vậy mà tỷ trọng của nguồn vốn này bắt đầu giảm. Trước năm 1999, tỷ trọng của nó < 10%, nhưng đến năm 1999, tỷ trọng của nó tăng lên 18.38% sau đó giảm liên tục qua các năm. Nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giáo dục, đầu tư và cải thiện môi trường làm việc chung trong ngành.

Điều kiện đầu tiên của bài tốn đầu tư là vốn, phải có vốn thì Tổng cơng ty mới có thể tiến hành đầu tư phát triển được. Cho đến nay, bài toán về vốn để đầu tư phát triển Tổng cơng ty dệt may nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung vẫn đang là vấn đề “bức xúc” với các nhà quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô. Việc huy động các nguồn vốn cho sự phát triển của Tổng công ty dệt may là rất quan trọng nhưng tỷ trọng các nguồn vốn cần có sự thay đổi, như giảm tỷ trọng của tín dụng thương mại và đặc biệt là cần phải phát huy vai trò của nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, cổ phần hoá của các doanh nghiệp thành viên.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)