Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 92 - 93)

IV. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành dệt may

3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu là đầu vào của quá trình sản xuất. Thiếu một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định sản xuất không thể phát triển bền vững. Thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau như hạn chế về kỹ thuật, về vốn, tổ chứ sản xuất yếu kém... nên việc phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dệt may còn nhiều hạn chế. Hiện nay các nguyên liệu như bông, tơ tằm, tơ sợi tổng hợp phục vụ cho phát triển sản xuất ngành dệt chưa đáp ứng được, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Theo đó, ngành Dệt Việt Nam chủ yếu mới chỉ đáp ứng được một phần tiêu thụ trong nước và nhu cầu của ngành May xuất khẩu. Do vậy, các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu của nước ngoài, đồng thời tạo thế chủ động cho ngành may là rất cần thiết trong giai đoạn 2001- 2010.

3.1. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu trọng điểm

Để sản xuất bông và tơ tằm là nguyên liệu có số lượng tăng ổn định ngành dệt, nhà nước cần có chủ trương quy hoạch các vùng trồng cây nguyên liệu (bông và dâu tằm) trên cơ sở:

- Chọn vùng sinh thái thích hợp, quỹ đất trồng nguyên liệu của từng vùng, khả năng sản xuất nguyên liệu tập trung.

- Căn cứ vào các tiến bộ kỹ thuật đạt được.

- Điều kiện lao động, cơ sở hạ tầng, thực tế hoạt động. - Khả năng cạnh tranh với các cây trồng khác trong vùng.

3.2. Giải pháp về kỹ thuật.

Về khoa học kỹ thuật phải tiếp tục hoàn thiện về giống cây con như các giống bông lai, giống dâu, giống tằm. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất về giống, công tác xác định thời vụ, chế độ chăm sóc, cơng tác phịng trừ dịch bệnh cần tiếp tục được quan tâm. Nhà nước tăng thêm đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật về phát triển giống và công tác khuyến nông.

Xây dựng và thực hiện hệ thống các chính sách nguyên liệu dệt.

- Chính sách miễn thuế nơng nghiệp cho các vùng mới khai phá để trồng cây nguyên liệu trong 2-3 năm đầu.

- Thực hiện có hiệu quả vay tín dụng cho nơng dân qua các chính sách khuyến nông, đầu tư cho sản xuất giống.

- Thực hiện chính sách bảo hiểm giá nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất nguyên liệu.

- Ưu tiên vốn ngân sách trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

- Chính sách phát triển hạ tầng cơ sở cho vùng trồng cây nguyên liệu. Phát triển vùng nguyên liệu sẽ tạo cho ngành dệt may Việt Nam thế chủ động trong sản xuất. Do vậy, các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, đặc biệt nên khuyến khích đầu tư nước ngồi cần được phát huy tích cực.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 92 - 93)