III. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may
2. Nội dung của đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam
2.4. Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Một doanh nghiệp có mặt hàng tốt nhưng khơng quảng bá về mặt hàng của mình cho mọi người biết thì việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất không được mở rộng, doanh nghiệp chỉ dậm chân tại chỗ trong khi các doanh nghiệp khác nhờ làm tốt công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Trong cơ chế thị trường, nếu doanh nghiệp dệt may không biết tiếp thị tốt sản phẩm của mình sẽ bị đào thải bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế.
Vấn đề đầu tư này hiện nay chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong lượng vốn đầu tư ở các doanh nghiệp vì nó liên quan đến sự sống cịn của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp dệt may. Thông tin
cũng là một thành tố quan trọng không thể thiếu được trong giai đoạn hiện nay. Việc cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trước khi tiến hàng hoạt động đầu tư là rất cần thiết. Các doanh nghiệp ngành dệt may phải tự tìm tịi nghiên cứu thị trường và quảng bá về sản phẩm của mình đồng thời kết hợp với các tổ chức và cá nhân để có được những thơng tin bổ ích giúp cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Đẩy mạnh hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp dệt may. Ngồi việc chủ động thơng tin, họ phải gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, tham gia các hội chợ hàng dệt may quốc tế, ghi tên vào các tổ chức hiệp hội dệt may để có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho những khách hàng có nhu cầu. Hơn nữa cần khắc phục những yếu kém hiện hữu để có thể vươn lên trong tiến trình cạnh tranh, phát triển và hội nhập.