II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam
3. Cơ cấu vốn đầu tư
3.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
Theo tổng cục thống kê thì tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1998 của toàn ngành là 447.8 tỷ đồng chiếm 25% tổng vốn đầu tư, trong đó vốn xây lắp là 92.5 chiếm 20.6%; vốn thiết bị là 300.9 tỷ đồng chiếm 67.2%; và vốn xây dựng cơ bản khác là 54.4 tỷ đồng chiếm 12.2%.
công nghiệp dệt may tập trung. Trước mắt, Tổng công ty dệt may sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 3 cụm công nghiệp là
- Cụm công nghiệp dệt may Phố Nối B- Hưng Yên - Cụm công nghiệp dệt may Nhơn Trạch-Đồng Nai - Cụm cơng nghiệp dệt may Bình An-Bình Dương
Ngồi ra, ngành cịn đầu tư vào các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị trên nền bệ, xây dựng các khu làm việc và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nguyên liệu góp phần tăng tốc độ phát triển chung của tồn ngành.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã xuống cấp nghiêm trọng do chúng đã được xây dựng từ rất lâu và vấn đề về vốn đầu tư phát triển đang trở nên rất bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp thuộc ngành.
3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
Một lợi thế của Việt Nam khi đầu tư phát triển ngành dệt may là có nguồn lao động dồi dào, giá nhân cơng thấp. nhưng thực tế trong thời gian qua ngành dệt may chủ yếu mới chỉ tập trung đầu tư vào thiết bị, công nghệ, việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, nâng cao lợi thế so sánh sẵn có của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.
Tại các doanh nghiệp dệt may khu vực trong nước, hầu hết các cán bộ chủ chốt đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng, có chun mơn nghiệp vụ khá, nhưng trình độ quản lý yếu, kém hiệu quả. Theo điều tra trong cùng một điều kiện sản xuất, tay nghề công nhân nếu năng suất tại doanh nghiệp may khu vực trong nước là 2-3 áo /ngày thì tại doanh nghiệp FDI năng suất là gấp đôi.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, kiểu dáng... của hàng dệt may tiêu thụ trong nước cũng như hàng dệt may xuất khẩu, các doanh nghiệp may đã liên tục mở các khoá đào tạo nâng cao tay nghề công nhân nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở phạm vi từng doanh nghiệp tự đào tạo, công nhân bậc cao đào tạo công nhân bậc thấp.
Hệ thống các trường đào tạo công nhân cho ngành dệt may có tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Cơng nhân được đào tạo có trình độ tay nghề khá, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất.
Hệ thống trường đào tạo cho ngành dệt may và doanh nghiệp sản xuất chưa có gắn bó, chưa có nhiều "đơn đặt hàng" đào tạo cụ thể từ phía các doanh nghiệp mà chủ yếu là do trường tự có kế hoạch đào tạo, do vậy công tác đào tạo kỹ sư chuyên ngành chưa đáp ứng được cả yêu cầu về số lượng và chất lượng. Kiến thức chuyên ngành của sinh viên còn yếu và cịn thiếu, chưa theo kịp trình độ tiến bộ về khoa học và công nghệ.
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay mới chỉ có 2 cơ sở nghiên cứu khoa học là: Viện công nghệ dệt sợi và Viện mẫu thời trang. Số lượng như vậy là qúa ít ỏi so với nhu cầu của một ngành công nghiệp quan trọng trong công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Đồng thời kinh phí đầu tư cho nghiên cứu quá thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu, thua xa trình độ thế giới. Do vậy chưa tổ chức được các nghiên cứu đón đầu cơng nghệ mới, các nghiên cứu chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.
Viện nghiên cứu mẫu thời trang đã được ngành quan tâm đầu tư nhằm nghiên cứu các loại mẫu thời trang phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời đưa ra các thông tin về mẫu thời trang, đào tạo các chuyên gia thiết kế mẫu. Trong thời gian qua viện đã đạt được nhiều thành công đáng kể, nhiều nhà thiết kế mẫu của viện đã giành giải thưởng cao trong các cuộc thi quốc tế, danh tiếng về mẫu mốt của Việt Nam bước đầu được thế giới công nhận. Tuy nhiên số mẫu mã mà viện đưa ra mới đáp ứng được 10% yêu cầu. Để chuyển từ hình thức gia cơng đơn thuần sang hình thức bán trực tiếp, nhiệm vụ nghiên cứu mẫu thời trang là rất cấp thiết.
Các công tác như marketing xúc tiến thị trường, nghiên cứu quy định hàng hoá nhập khẩu, thuế nhập khẩu vào các thị trường... đã bắt đầu được quan tâm đầu tư tại một số doanh nghiệp xuất khẩu thành công như công ty may 10, công ty may Việt Tiến, công ty may Nhà Bè. Tiến hành đầu tư vào các mảng
này tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được quan tâm nhiều hơn tại các doanh nghiệp trong nước.
Các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp dệt may nói riêng, trong cơ chế hiện nay, yêu cầu đối với người làm công tác quản lý, đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật phải là những người nắm bắt được công nghệ hiện đại, cập nhật thông tin hàng ngày.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học từ năm 96 đến nay có 4 dự án nghiên cứu khoa học thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
- Dự án đầu tư viện dệt (dự án nhóm B): 7398 triệu đồng - Dự án dây chuyền kéo sợi ấn Độ (B): 8420 triệu đồng - Dự án ODA Bỉ (B) 14776 triệu đồng
Trung tâm nghiên cứu bơng Nha Hố: 11291 triệu đồng trong đó thiết bị 5546; xây lắp 4592 triệu đồng
Cũng thuộc nguồn vốn này có 3 dự án giáo dục đào tạo từ năm 96 đến nay: - Trường dệt may Nam Định 6945 triệu đồng
- Trường may và trung tâm I 6946 triệu đồng - Trường may và trung tâm II 5910 triệu đồng
Như vậy nhìn chung việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may trong những năm qua đã bắt đầu được quan tâm nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Việc đào tạo nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về công nghệ hiện đại mới. Tính đồng bộ của các cơng nhân trong dây chuyền khơng cao. Do đó, máy móc thiết bị được đổi mới hiện đại cịn cơng nhân kỹ thuật cũng như cán bộ quản lý thì chưa kịp đổi mới và cải tiến để thích nghi với điều kiện mới. Vì vậy, rất nhiều dây chuyền công nghệ hoạt động chưa hết công suất, chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, do việc chú trọng đầu tư về nguồn nhân lực nên một số doanh nghiệp thuộc Tổng cơng ty đã có cơ hội phát huy lợi thế về nguồn nhân lực và góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành. Lao động dệt may đã được đào tạo chính quy và bài bản hơn trước. Đảng và Nhà nước ta cũng đã
quan tâm sâu sắc thể hiện bằng hàng loạt cơ chế chính sách mới nhằm đảm bảo điều kiện làm việc thoả đáng hơn, phù hợp hơn với đặc thù của ngành. Những giờ làm thêm của công nhân được các doanh nghiệp trả lương cao hơn, cho nên các cán bộ cơng nhân viên có điều kiện gia tăng thu nhập của mình. Ngồi ra, một số dự án đào tạo nguồn nhân lực cho dệt may Việt Nam đã hoàn thành và đã bổ sung một lực lượng lao động mới đầy nhiệt huyết và thành thạo kỹ năng cho ngành. Vì thế mà hiệu quả đầu tư nguồn nhân lực của ngành trong thời gian gần đây đã tăng lên rõ rệt, tạo đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo.