Làn sóng dệt may đã lan đến khu vực và đây là thời cơ cho các nước trong khu vực tận dụng để tăng tốc nền kinh tế của mình. Việt Nam cũng khơng nằm ngoài xu thế tiếp nhận làn sóng này. Ngành dệt may hiện có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo hàng hoá tiêu dùng trong nước, có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nhiều lao động, tạo ra ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động và cũng là ngành có tỉ lệ lợi tức tương đối cao. Theo số liệu thống kê thì kim ngạch của ngành ln chiếm vị trí cao trong tồn bộ nền cơng nghiệp. Hiện nay, ngành dệt may đạt kim ngạch đứng thứ 2 chỉ sau ngành dầu khí.
Ngành dệt may đang đứng trước một cơ hội phát triển hết sức to lớn: thị trường Châu Âu, Nhật Bản và các nước phi hạn ngạch, và đặc biệt là Hoa Kỳ với lợi thế phi quota ở giai đoạn ban đầu sẽ tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu cho ngành dệt may chúng ta. Thị trường nội địa với dân số gần 80 triệu, có tỉ trọng tiêu dùng hàng may mặc tăng nhanh và nhu cầu nhập khẩu khoảng 400 triệu hàng năm của ngành may xuất khẩu cũng sẽ là cơ hội hết sức quan trọng cho ngành dệt may phát triển.
Tuy nhiên trên con đường phát triển trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, xuất phát từ cạnh tranh ngày một cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Việc thực hiện hiệp định ATC/WTO ở giai đoạn cuối cùng từ nay đến cuối năm 2004 sẽ càng làm cho vị trí cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên các thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ thêm khó khăn do nước ta hiện nay chưa phải là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế. Việc thực hiện AFTA/CEFT từ nay đến cuối năm 2005 sẽ làm giảm dần đến loại bỏ hoàn toàn việc bảo hộ hàng dệt may Việt Nam tại thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam á.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là một quốc gia lớn, láng giềng của Việt Nam. Năng lực sản xuất dệt may của Trung Quốc rất lớn, khả năng cạnh tranh rất cao. Bởi lẽ, Trung Quốc có thể tự cung cấp nguyên liệu phụ, hoá chất, thuốc nhuộm,
cơng nghệ, máy móc thiết bị và giá nhân cơng rẻ, tương đương với Việt Nam. Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam hầu như phải nhập mọi thứ từ A đến X, ngoại trừ nhân công lao động. Đây là một đặc điểm xuyên suốt quá trình đi lên của ngành dệt may Việt Nam. Hơn nữa Trung Quốc đã đang và sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn đối với ngành dệt may Việt Nam bởi nhiều nét tương đồng giữa hai quốc gia láng giềng này.
ông Lê Quốc Ân, chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết: giá các sản phẩm dệt may Việt Nam cao hơn giá cùng loại của các nước trong khu vực, khoảng từ 10% đến 15%, đặc biệt so với sản phẩm dệt may của Trung Quốc, giá hàng Việt Nam có khi cao hơn 20%. Có lẽ chính vì vậy, mà nhiều sản phẩm dệt may của Việt Nam đã phải chịu đo ván so với hàng Trung Quốc ngay trên sân nhà.
Yêu cầu gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh đó đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chúng ta nhiều bài tốn hết sức khó khăn. Đó là làm sao để vừa mở rộng phát triển được sản xuất, vừa nâng cấp và khai thác tối ưu năng lực sản xuất hiện có. Làm sao trong một thời gian tương đối ngắn từ 3-5 năm, các doanh nghiệp dệt may phải đưa được năng lực quản lý sản xuất và tiếp thị lên ngang tầm với các nước trong khu vực để có thể cạnh tranh được về năng suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm, uy tín, nhãn hiệu, thiết kế sản phẩm, giao hàng nhanh đúng tiến độ và khả năng sản xuất được các lô hàng nhỏ