III. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may
2. Nội dung của đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam
2.3. Đầu tư cho nguyên liệu (trồng bông, trồng dâu nuôi tằm)
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, lượng mưa lớn, sự phân chia giữa mùa mưa và mùa khô rất rõ ràng, tài nguyên đất đai phong phú. Suốt năm khơng có sương lạnh, ánh nắng mặt trời dồi dào đều là những nhu cầu đối với việc sinh trưởng và phát triển của cây bơng. Đây là điều kiện khí hậu thích hợp cho phát triển cây bơng.
Quỹ đất ở Việt Nam còn nhiều, ngay trong điều kiện đất đang sử dụng đều có thể khai thác hợp lý, luân vụ, xen canh, thâm canh đều có thể trồng bơng có hiệu quả kinh tế, thu nhập của người nông dân trên 1 ha đất gieo trồng cao hơn.
Về khoa học đã đạt được những kết quả mở ra lòng tin cho sự phát triển cây bông bằng việc nghiên cứu vụ trồng, giống, kỹ thuật canh tác và phòng trừ tổ hợp sâu cho từng loại bông, vùng sinh thái của cây bông, đã sản xuất được giống lai F1 với tỉ lệ mầm cao; Người nông dân ở các vùng đã quen và tiếp nhận được tiến bộ kỹ thuật và phấn khởi vì trồng bơng có hiệu quả; Cơng tác tổ chức và quản lý bơng đã từng bước có hiệu quả mở rộng quan hệ giao lưu với thế
giới.
Bông là nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt. Hiện nay, hàng năm chúng ta phải nhập một lượng bông xơ rất lớn. Từ những điều kiện thuận lợi về trồng bông kể trên, chúng ta phải có sự đầu tư đúng mức cho ngành bơng. Do đó đầu tư vào trồng bơng có nghĩa là tạo ra cơ chế chính sách thuận lợi cho sản xuất bông, nghiên cứu áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bông.
Các giai đoạn trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ là các giai đoạn tạo ra nguyên liệu cho cơng nghiệp dệt. Do đó đầu tư vào ngun liệu cho ngành dệt chính là đầu tư vào các giai đoạn trên của q trình sản xuất. Nó bao gồm đầu tư về đất đai, giống, kỹ thuật chăm bón, kỹ thuật sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư vào con người và cơ sở vật chất kỹ thuật kèm theo với mỗi công đoạn đầu tư.
Có một điều khá thú vị là nguyên liệu chính cho ngành may. Vấn đề đầu tư đặt ra ở đây là nâng cao chất lượng và mẫu mã của các sản phẩm ngành dệt để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của ngành may. Cần tránh tình trạng vải trong nước sản xuất được nhưng ngành may lại phải nhập nguyên liệu của nước ngoài để làm hàng xuất khẩu do ngành dệt không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và chủng loại. Cho nên cần có sự đầu tư đồng bộ và hiệu quả cho cả hai ngành để hỗ trợ nhau cùng phát triển.