Hiệu quả đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 75)

III. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may

2. Hiệu quả đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam

Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã khẳng định được vị trí của một ngành kinh tế mũi nhọn cần ít vốn đầu tư, giải quyết nhiều việc làm mà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành đã luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2001, ngành đã đạt kim ngạch xuất khẩu 1975,4 triệu USD đứng thứ 2 sau dầu khí tăng 4% so với năm 2000, doanh thu 9565,5 tỷ đồng tăng 18,3% so với năm 2000. Nộp ngân sách gần 300 tỷ đồng. Ngành đã tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động với mức lương trung bình từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/tháng. Một số máy móc thiết bị đầu tư mới đã phát huy hiệu quả tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu cạnh tranh. Ngành đã thu hút được một lượng vốn lớn đầu tư nước ngồi. Tính đến 12/2001, ngành đã thu hút được tổng số 101 dự án ngành dệt và 171 dự án đầu tư ngành may, với quy mơ vốn bình qn 16,75 triệu USD/dự án ngành dệt và 2,17 triệu USD/ dự án ngành may. Tuy nhiên, đi vào từng lĩnh vực cụ thể ta phát hiện ra rất nhiều bất cập trong công tác đầu tư đã làm giảm hiệu quả đầu tư đi rất nhiều. Đó là máy móc thiết bị lạc hậu vẫn chiếm tỷ trọng cao, nguồn nhân lực chưa được quan tâm thích đáng, các vùng trồng nguyên liệu có tiềm năng to lớn chưa được khai thác hết, công tác xúc tiến thương mại cịn yếu và mơi trường hầu như chưa được xử lý. Nhìn chung, tốc độ phát triển của ngành dệt may Việt Nam còn chậm. Chúng ta sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể hồn thành cơng cuộc đổi mới và phát triển ngành dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)