Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 35 - 38)

I. Khái quát tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam

2. Cơ cấu tổ chức

Trải qua quá trình phát triển, chịu hậu quả tất yếu của các đợt cải tiến tổ chức quản lý, các doanh nghiệp dệt may đã được hoạt động theo nhiều cơ chế và hình thức khác nhau: khi thì trực tiếp thuộc bộ chủ quản, khi thì có cấp trung gian (cấp liên hiệp xí nghiệp), nay thì thuộc một ngành công nghiệp dệt may mạnh hoạt động theo hướng tập đồn. Có doanh nghiệp khi thì hạch tốn độc lập, khi thì phụ thuộc và đến nay lại chịu sự quản lý của ngành công nghiệp dệt may theo điều lệ hoạt động được thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Chính sự thay đổi liên tục về cơ cấu tổ chức (không kể nhân sự) trung bình 5 năm một lần (1975) đã làm cho hoạt động của các doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng rất nhiều. Mỗi lần thay đổi cơ cấu tổ chức là một lần gây xáo trộn, thúc đẩy tâm lý thụ động, chờ đợi. Đó là chưa kể mỗi lần sáp nhập hay giải thể là một lần tài sản của Nhà nước có điều kiện bị thất thốt.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trung ương với các doanh nghiệp địa phương thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở tự phát, cần thì tìm đến nhau chứ vai trò của một tổ chức theo kiểu nghiệp đồn hay hiệp hội hầu như khơng có.

Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng đã được thành lập từ lâu cùng với sự xuất hiện của các nhóm sản phẩm, nhưng hoạt động rất hình thức, kém hiệu quả, thậm chí khơng hoạt động trong một thời gian dài.

Chính vì vậy, việc đầu tư trùng lặp giữa các doanh nghiệp xảy ra khơng phải là ít, cùng với sự bùng nổ tự phát của khu vực may tư nhân trong những năm gần đây, đã gây ra những lãng phí nghiêm trọng. Hậu quả là năng lực của toàn ngành mới chỉ huy động được khoảng 70% và hầu hết các doanh nghiệp may mới thành lập đều khơng có đủ việc làm, kèm theo đó là trình độ cơng nghệ thiết bị, trình độ quản lý của các cán bộ điều hành, tay nghề của công nhân đều thấp, sản phẩm làm ra chất lượng kém.

Việc thiếu ổn định mơ hình tổ chức mà cụ thể là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp đơn lẻ. Bởi vì dù có cấp liên hiệp hay ngành cơng nghiệp dệt may hay khơng thì các doanh nghiệp vẫn hoạt động độc lập theo quyết định 388/HĐBT. Song về quy mơ tồn cục đã có những mất mát lớn. Đó là:

- Đầu tư trùng lặp, nhiều năng lực sản xuất bị dư thừa như các thiết bị dệt khăn, máy thêu, dệt thảm đay...

- Một số dây chuyền công nghệ nhập khẩu về không phát huy được tác dụng do thiết bị q cũ hoặc trình độ cơng nghệ dưới mức trung bình hoặc đầu tư khơng đồng bộ nên hiệu quả thấp.

- Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác về gia cơng sản phẩm may mặc cho nước ngồi.

- Khơng có một phương án sản xuất theo kiểu tổng quát bóc lột cho nhau, sản phẩm mạnh kèm sản phẩm yếu nên khả năng khai phá thị trường mới kém.

- Đó là chưa kể việc thay đổi tổ chức dễ gây ra tâm lý thụ động, ỷ lại trong lớp cán bộ quản lý cấp vĩ mô. Đồng thời sự thay đổi cơ cấu bộ máy ở cấp vĩ mô dễ gây ra những thay đổi về quan điểm, chủ trương trong đầu tư phát triển ngành.

Tuy nhiên, đại hội thành lập Hiệp hội dệt may Việt Nam đã được tổ chức trọng thể ngày 21/10/1999 tại thủ đô Hà Nội. Hiệp hội ra đời là tất yếu khách quan, đánh dấu bước phát triển trưởng thành của ngành dệt may Việt Nam. Hoạt động nhiệm kỳ I của hội đã đánh dấu bước phát triển chung của toàn ngành. Nội dung hoạt động đã tập trung trọng tâm mà nghị quyết đại hội đã đề ra, đã có tác động đến sự quan tâm của chính phủ, của bộ, ngành, của các tổ chức kinh tế, thương mại, các hiệp hội trong và ngoài nước. Kết quả hoạt động thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp, tăng cường mối liên hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa ngành với ngành.

Kết quả đạt được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ, các bộ ngành hữu quan, các tổ chức kinh tế, thương mại, các hiệp hội trong và ngoài nước. Đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp, sự nỗ lực cố gắng của chính phủ, các bộ, ngành, các tổ chức kinh tế, thương mại, các hiệp hội trong và ngồi nước. Tính tới nay, hiệp hội đã kết nạp tổng số 392 hội viên.

Tuy nhiên, vẫn cịn tồn tại thiếu sót như hoạt động của ban chấp hành chưa đồng đều, sự tham gia của các doanh nghiệp chưa cao, nội dung và lĩnh vực hoạt động cũng như kinh phí của hội cịn nhiều hạn chế.

Tính chung tồn ngành dệt may Việt Nam có 931 doanh nghiệp (dệt: 337 doanh nghiệp, may: 594 doanh nghiệp).

- Doanh nghiệp quốc doanh là 175 doanh nghiệp (dệt: 52, may: 123) + Doanh nghiệp quốc doanh trung ương 54 doanh nghiệp

Trong đó doanh nghiệp thuộc VINATEX là: 43 doanh nghiệp - Ngoài quốc doanh: 656 đơn vị và khoảng 40000 hộ cá thể.

Đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài: tổng số cấp phép là 211 dự án với tổng vốn đầu tư là 1,961 tỷ USD trong đó 44 dự án giải thể và 2 dự án tạm ngừng. Tổng số dự án đang hoạt động 165 dự án với tổng vốn thực hiện là 778,783 triệu USD chiếm 40% tổng vốn cấp phép.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)