I. Tính tất yếu phải có chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam Nam
Trong giai đoạn đầu tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đây là ngành cơng nghiệp có ưu thế. Là ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất.
Hội nhập, sức ép và cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam: Trong tiến trình hội nhập kinh tế, cơ hội thị trường xuất khẩu đã rộng mở cho dệt may Việt Nam như thị trường EU, Nhật Bản, Trung Đông, Châu á, Châu Mỹ và đặc biệt là thị trường Mỹ sau khi thông qua hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ. Đối với thị trường ASEAN, ngành cần tăng sức cạnh tranh để có thể đối phó với sản phẩm của các nước trong khối khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Thị trường EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch cho các thành viên WTO sau năm 2004, thêm một thị trường mà Việt Nam có cơ hội xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng phải chịu sự cạnh tranh do các thành viên khác cũng được hưởng quyền lợi này. Như vậy, một lần nữa khẳng định: Chỉ có đầu tư phát triển ngành dệt may thì cơ hội của hội nhập mới thực sự phát huy hiệu quả, đồng thời hạn chế được sức ép của hội nhập.
Cần có chiến lược “tăng tốc” phát triển bởi lẽ ngành dệt may Việt Nam hiện nay cịn q nhỏ bé về quy mơ khi so với một số nước trong khu vực. Việc khai thác thị trường dệt may trong nước cũng cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để có thể chiếm lĩnh được thị trường.
Trên đây là những lý do khẳng định chiến lược “tăng tốc” đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là rất cần thiết.