III. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may
2. Nội dung của đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam
2.5. Đầu tư khác
* Đầu tư vào hàng tồn trữ vào các doanh nghiệp ngành dệt may.
Trước tiên chúng ta có khái niệm dự trữ. Dự trữ của doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữ trong doanh nghiệp.
Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như một hiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, họ thấy rằng việc đầu tư hàng dự trữ là cần thiết, bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, hãng có thể dự đốn hay khẳng định giá cả sẽ tăng.
Thứ hai, các doanh nghiệp dệt may có ý định giữ hàng dự trữ vì những lý
do giống như những hộ gia đình có ý định giữ tiền. Có một thực tế phù hợp với động cơ giao dịch của việc giữ tiền là nhiều quá trình sản xuất cần có thời gian để hồn tất. Một số hàng dự trữ có vai trị là khâu trung gian của các đầu vào trước khi chúng trở thành sản phẩm. Nhưng cịn có một động cơ tương ứng với động cơ đề phòng như khi giữ tiền. Giả sử nhu cầu về sản phẩm của hãng bất ngờ tăng lên. Do không thể thay đổi công suất nhà máy một cách nhanh chóng,
hãng có thể phải chi trả một khoản lớn cho việc làm ngoài giờ nếu hãng muốn đáp ứng được đơn đặt hàng tăng vọt; do vậy có thể sẽ ít tốn kém hơn nếu giữ một lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột. Tương tự, khi có suy thối tạm thời, việc tiếp tục sản xuất và tích trữ một số hàng khơng bán được có thể rẻ hơn là phải chịu những khoản trợ cấp tốn kém trả cho số lao động dơi thừa với mục đích giảm bớt lực lượng lao động và cắt giảm sản xuất.
Ngồi hai lý do trên thì việc đầu tư hàng dự trữ cịn có tác dụng đảm bảo cho q trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may được diễn ra liên tục hợp lý và hiệu quả; cho phép sản xuất và mua nguyên nhiên vật liệu một cách kinh tế. Nhất là đối với ngành dệt, nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất là rất cao, nhiều khi các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu với giá cao do không đầu tư đúng mức vào hàng tồn trữ.
Căn cứ vào mục đích dự trữ, dự trữ được chia thành các loại cơ bản sau:
- Dự trữ chu kỳ: là bộ phận dự trữ thay đổi theo quy mô của mỗi đợt đặt hàng. - Dự trữ bảo hiểm: là khoản dự trữ cho tình trạng bất định về cung cầu và thời gian chờ hàng.
- Dự trữ thời vụ: là khoản dự trữ đáp ứng vào những thời kỳ thời vụ.
Xét về mặt chi phí, bằng việc giữ lại các hàng hố đáng lẽ có thể bán được, hay mua vào những hàng hố mà việc mua đó đáng ra có thể hỗn lại, doanh nghiệp ngành dệt may giữ lại khoản tiền đáng ra có thể sử dụng theo các khoản lãi trả cho khoản tiền có thể thu được bằng cách bán những hàng hoá này đi hay khoản tiền phải bỏ ra để mua chúng. Xét một cách cụ thể, chi phí được chia thành:
- Giá trị của hàng dự trữ: được tính theo sản phẩm và số lượng sản phẩm. - Chi phí đặt hàng: là tồn bộ những chi phí liên quan đến việc thiết lập một đơn hàng (chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng), chi phí này thường cố định, khơng thay đổi theo quy mơ đặt hàng (trừ trường hợp có sự thay đổi quá lớn).
- Chi phí tồn trữ hàng dự trữ: là những chi phí liên quan đến hàng tồn trữ trong kho bao gồm chi phí kho bãi, chi phí về tiền lương kho, bảo vệ, chi phí bảo hiểm hàng, kho hàng, chi phí về lãi suất, chi phí hao hụt mất mát...Chi phí
này tỷ lệ thuận với quy mô đặt hàng.
Đây là một khoản chi phí đầu tư chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, khoảng 40% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, địi hỏi phải có kế hoạch hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả đồng vốn và đảm bảo sản xuất diễn ra bình thường, liên tục.
* Đầu tư xử lý môi trường
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bảo vệ quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước góp phần bảo vệ mơi trường khu vực và tồn cầu là việc làm cấp thiết và là trách nhiệm của xã hội và mọi cá nhân.
Với ngành dệt may nước ta, vấn đề đầu tư giải quyết mơi trường là một vấn đề mang tính cấp bách. Vì thành phần mơi trường của ngành là các yếu tố tạo thành mơi trường như: khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi rừng...; trong đó nổi lên các yếu tố làm gây ơ nhiễm môi trường là: chất thải trong sinh hoạt, trong q trình sản xuất ở dạng rắn, lỏng, khí, âm thanh và các dạng khác. Các chất thải này làm ô nhiễm môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường và làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ra ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên. Do vậy, đầu tư xử lý môi trường vẫn, đang và sẽ là vấn đề cần quan tâm đối với hoạt động đầu tư phát triển ngành dệt may nước ta.