Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 48 - 50)

II. Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam

2. Thực trạng nguồn vốn đầu tư

2.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành tại Việt Nam ngày 29/12/1987, ngày càng đóng vai trị quan trọng, bổ sung nguồn vốn và đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngồi là hình thức đầu tư cho các cơng ty nước ngồi đưa vào sản xuất kinh doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài.

Từ khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển khởi sắc, nhờ vào nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Theo xu thế chuyển dịch

của công nghiệp dệt may thế giới, trong thời gian qua, đầu tư nước ngồi vào ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam tăng mạnh.

Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam đã thu hút đáng kể lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Tính đến hết năm 2002, có 284 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, với số vốn đăng ký là 2098,128 triệu USD. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam

(đơn vị: triệu USD)

Chỉ tiêu Dệt May mặc Phụ liệu Toàn ngành

1. Số dự án 101 171 12 284

Tỷ trọng (%) 35,5 60,2 4,3 100

2. Vốn đăng ký 1692 372 34,128 2098,128

Tỷ trọng (%) 80,64 17,73 1,63 100

3. Vốn thực hiện 597 233,89 28,184 859,074

Nguồn vụ kế hoạch đầu tư bộ công nghiệp

Qua bảng số liệu trên, ta thấy, số dự án đầu tư trực tiếp vào khu vực may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất (60,2%). Trong khi đó, đầu tư cho ngành dệt chỉ chiếm 35,5% so với đầu tư trực tiếp nước ngồi tồn ngành. Cịn lại là đầu tư cho ngành phụ liệu. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do: trong xu hướng hội nhập mở cửa hiện nay, cân đối cung cầu không chỉ được xét trong phạm vi một quốc gia mà còn được xem xét trong khu vực và trên toàn thế giới. Đầu tư vào ngành dệt đã được tập trung từ đầu những năm 90 tại các nước trên thế giới. Tại các quốc gia này, ngành dệt vẫn đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, khi đầu tư vào Việt Nam, một lợi thế được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt chú ý là nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp. Đây là một lợi thế rất phù hợp với ngành May. Ngành May lại đòi hỏi vốn đầu tư nhỏ, thu hồi vốn nhanh hơn so với ngành dệt. Đó là những lý do cơ bản khiến tỷ trọng số dự án của khu vực May là cao nhất.

Tuy nhiên số vốn đăng ký lại không tương ứng với số dự án của các ngành. Số vốn đăng ký của ngành dệt chiếm 80,64% tổng vốn đầu tư nước ngoài

toàn ngành, 2 ngành còn lại mới chiếm 19,36%. Nguyên nhân là do ngành dệt là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)