0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Các tế bào tiềm năng phát sinh xơ hóa khác

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ HÓA GAN BẰNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS VAR. ALBINO) (Trang 27 -27 )

Các tế bào có nguồn gốc từ tủy xương cũng có thể là một nguồn tế bào sinh xơ

hóa trong mô gan tổn thương. Nghiên cứu của Kisseleva và cộng sự (2006) cho thấy

các tế bào sợi từ tủy xương hiện diện trong gan và có thể biệt hóa thành MFB sản

xuất collagen nhờ TGF-β. Sự huy động tế bào tủy xương vào trong mô tổn thương là cơ chế tổng quát cho sự xơ hóa và chữa lành vết thương của mô, được điều hoà bởi CSF và G-CSF. Tế bào hình sao hoạt hóa có thể đóng một vai trò quan trọng do

chúng tiết ra nhiều chất trung gian gây viêm (chemokin, M-CSF, SCF, PAF) và các phân tử kết dính bạch cầu (ICAM-1, VCAM-1, NCAM) cần cho sự huy động, hoạt hóa và trưởng thành của các tế bào từ tủy xương ở vùng tổn thương. Sự di chuyển

các tế bào tủy xương vào gan tổn thương được khẳng định là cũng có tác động tích

cực trong việc phân giải sự xơ hóa do chúng biểu hiện các enzym chất nền MMP làm tăng sự tiêu giải chất nền ngoại bào.

Gần đây ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh một cơ chế khác phát sinh xơ hóa. Đó là sự chuyển hóa biểu mô-trung mô (EMT – Epithelial- mesenchymal transition) của các tế bào biểu mô ống mật (và có khả năng là của các

tế bào gan) thành nguyên bào sợi. Sự chuyển hóa EMT thành MFB được cho là cơ

chế phát sinh xơ hóa chủ yếu trong các bệnh về ứ mật.

Các dạng tế bào trong gan ngoài tế bào hình sao cũng có thể có tiềm năng phát sinh xơ hóa. Sự hoạt hóa và tăng sinh của các tế bào trung mô ở khoảng cửa hay

quanh cửa thành MFB quanh ống khởi động sự tích tụ collagen (Kinnman và Housset, 2002; Magness và cộng sự,2004), và là cơ chế bệnh sinh quan trọng trong

sự xơ hóa vùng cửa và sự hình thành vách trong các bệnh ứ mật. Thật vậy, chỉ một lượng nhỏ MFB trong các tổn thương tắc nghẽn mật là có nguồn gốc từ tế bào hình

Trần Hồng Diễm Tổng quan tài liệu

sao (Kinnman và cộng sự, 2003; Beaussier và cộng sự, 2007). Tế bào hình sao khác với các MFB từ khoảng cửa ở các marker riêng biệt và sự đáp ứng với các tác nhân

kích thích apoptosis (Knittel và cộng sự, 1999).

Tầm quan trọng tương đối của từng loại tế bào trong sự phát sinh xơ hóa ở gan

có thể phụ thuộc vào căn nguyên của tổn thương. Trong khi tế bào hình sao là dạng tế bào sinh xơ hóa chủ yếu ở những khu vực quanh tĩnh mạch trung tâm, thì các MFB từ khoảng cửa có thể chiếm ưu thế khi tổn thương xảy ra ở các khoảng cửa.

Các cơ chế trên bổ sung gây giãn rộng “bể” nguyên bào sợi đang tổng hợp

chất nền trong gan tổn thương. Các chất môi giới phát sinh xơ hóa đặc biệt quan

trọng là TGF- β (transforming growth factor- β), PDGF (platelet-derived growth factor), IGF-1 (insulin-like growth factor 1), ET-1 (endothelin-1) và các gốc oxy tự

do (ROS – reactive oxygen species bao gồm các gốc hydroxyl, anion superoxid).

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ HÓA GAN BẰNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS VAR. ALBINO) (Trang 27 -27 )

×